.

Ngư dân xẻ tàu lưới kéo, giã cào bán phế liệu

Cập nhật: 10:10, 12/08/2023 (GMT+7)

Hàng loạt tàu giã cào tiền tỉ tại xã Phước Tỉnh (huyện Long Điền) nằm bờ lâu ngày, ngư dân đành ngậm ngùi xẻ bán phế liệu.

Ngày đầu tháng 8, ụ tàu Tân Bền, ấp Phước Thái, xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền vang dội tiếng máy cắt, tiếng búa của hai nhóm “xẻ thịt” tàu cá. Trên ụ hai tàu giã cào công suất 180CV/tàu được hai nhóm thợ tất bất phá dỡ để lấy phế liệu.
Ngày đầu tháng 8, ụ tàu Tân Bền, ấp Phước Thái, xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền vang dội tiếng máy cắt, tiếng búa chát chúa của hai nhóm thợ “xẻ thịt” tàu cá. Trên ụ, hai tàu giã cào công suất 180CV/tàu được những người thợ tất bật phá dỡ để lấy gỗ. Những bộ phận như: máy móc, chân vịt, cây lap... đã được tháo dỡ và bán trước khi thợ tiến hành rã xác tàu.
Những chiếc tàu giã cào...

Tàu nằm bờ lâu khiến máy móc hư hỏng càng thêm nghiêm trọng, hàu bám quanh thân. Những cặp tàu giã cào trước kia được đầu tư đóng mới có giá từ 9 - 10 tỉ đồng nay được chủ tàu rao bán với giá 300 - 400 triệu đồng/chiếc. Tàu cũ, hư hỏng mua về chủ yếu bị "xẻ thịt" bán phế liệu.

Ông Châu Văn Sáu (SN 1966, ngụ xã Phước Tỉnh) người chuyên thu mua tàu giã cào về phá dỡ bán phế liệu cho biết, 2 năm nay ông đã mua 15 tàu giã cào. Trong đó, 5 chiếc ông bán về miền tây cho người ta tháo dỡ, 9 chiếc được neo đậu tại cảng cá Phước Tỉnh còn 2 chiếc đang được tháo dỡ ở ụ Tân Bền. "Tàu bị hư hỏng chi phí sửa chữa chi phí rất cao. Mà tàu nằm bờ lâu hư hỏng nặng hơn, đồng thời tốn thêm nhiều chi phí khác. "Chủ tàu càng "gồng" càng lỗ nên quyết định bán tàu để "cắt" lỗ", ông Sáu nói.

nham

Nhóm thợ bắt đầu tháo dỡ từ phần buồng lái, cột gỗ chính và bộ phận bên trong thân tàu, sau cùng là phần vỏ. Mỗi chiếc tàu tuỳ kích thước lớn nhỏ được nhóm thợ nhận khoán với chi phí từ 40 - 60 triệu đồng, tháo dỡ trong khoảng 20 - 30 ngày. "Nhóm chúng tôi có 6 người từ Bình Định vào ở trọ làm nghề sửa chữa và phá dỡ tàu cá nhiều năm nay. Mỗi ngày công phá dỡ tàu chúng tôi được khoảng 400 ngàn đồng", ông Lê Trung Trực (SN 1982, quê Bình Định) chia sẻ. 

hjkk
Những người thợ phải luồn lách trong các ô, hầm cá của tàu dùng máy cắt, máy khoan để cắt đinh, bulong nối các cột gỗ lớn trong thân tàu.  
Tàu nằm bờ khá lâu nên nhiều bộ phận gỗ bị mục nát, hư hỏng.
Tàu giã cào rã xác bán bán phế liệu chủ yếu bị hư hỏng máy móc và một số bộ phận nhỏ. Phần gỗ vỏ còn mới và khung "xương" khá vững chắc.
Các đinh vít, bu lon nối các tấm gỗ lâu ngày bị gỉ sét nên thợ phải dùng máy cắt để xử lý.
Các đinh vít, bulong nối các tấm gỗ lâu ngày bị gỉ sét nên thợ phải dùng máy cắt để tháo rời các khớp nối.
Sau khi cắt ốc, bu lon, hai người thợ ra sức đục các đinh vít để tháo rời các tấm gỗ. Công việc khá nặng nhọc, nhất là những ngày trời mưa.
Sau khi cắt ốc, bulong, hai người thợ ra sức đục các đinh vít để tháo rời các tấm gỗ. Dụng cụ làm việc của họ khá đơn giản, chủ yếu là đục, búa, xà ben, máy khoan, cắt.
Ông Nguyễn Trúc (54 tuổi, quê Phú Yên) cho biết mỗi tàu cá tuỳ lớn bé mà thời gian tháo dỡ từ 20 – 30 ngày. Mỗi chiếc tàu nhóm thợ của ông nhận khoán công tháo dỡ từ 40 – 60 triệu đồng. “Tính ra mỗi ngày công chúng tôi được khoảng 400 ngàn đồng.

Những chiếc tàu cao từ 5 - 6m nên thợ phải bắc thang leo lên, leo xuống giữa các ô, hầm để tháo dỡ gỗ. Ông Nguyễn Trúc (54 tuổi, quê Phú Yên) cho biết, nhóm của ông ở Phú Yên vào xã Phước Tỉnh nhiều năm trước. Ban đầu họ làm công việc đóng và sửa chữa tàu cá. "Khoảng 2 năm nay, không còn ai đóng mới hay sửa chữa nữa, thay vào đó chúng tôi được thuê phá dỡ tàu cũ bị hư hỏng để bán phế liệu. Từ đầu năm đến nay chúng tôi được thuê tháo dỡ gần chục chiếc ", ông Trúc nói.

Sau khi tháo hết gỗ bên trong khung tàu, thợ sẽ cắt phần gỗ chính đầu mũi thuyền để
Sau khi tháo hết cột chính, hầm cá bên trong, nhóm thợ sẽ cắt phần gỗ chính đầu mũi thuyền để "chẻ" hai phần vỏ tàu cho đổ xuống để tiện tháo dỡ. 
Gỗ tháo dỡ được phân loại, xếp thành đống để bán cho những người có nhu cầu.
Gỗ tháo dỡ được phân loại, xếp thành đống để bán cho thương lái và những người có nhu cầu.
Bà Dung (51 tuổi, quê Bình Định) theo chồng cùng nhóm thợ vào Phước Tỉnh làm nghề phá dỡ tàu cá nhiều năm nay. Hằng ngày bà phụ phân loại rồi xếp gỗ thành từng đống và nấu ăn cho nhóm thợ. “Gỗ còn tốt thì để bán, gỗ mục nát, nhỏ thì chủ tàu cho chúng tôi bán phế liệukiếm thêm thu nhập”, bà Dung nói.
Bà Dung (51 tuổi, quê Bình Định) theo chồng cùng nhóm thợ vào Phước Tỉnh làm nghề phá dỡ tàu cá nhiều năm nay. Hằng ngày bà ở phía dưới thân tàu phụ phân loại gỗ do nhóm thợ tháo dỡ ra và xếp thành từng đống. Gần trưa bà dừng việc xếp gỗ, quay qua nấu cơm cho nhóm thợ. “Gỗ tốt thì để bán làm nhà gỗ, công trình xây dựng... Những phần gỗ nhỏ, mục nát và bulong, đinh, sắt... chủ tàu cho chúng tôi bán phế liệu kiếm thêm thu nhập”, bà Dung chia sẻ.
Dọn dẹp và kiểm tra 2 tàu cá công suất 450CV/tàu đang neo đậu tại cảng Phước Tỉnh, ông Trà Đệ (SN 1963, ngụ xã Phước Tỉnh) cho biết, do dầu tăng cao, đi biển liên tục thua lỗ. Cùng với đó là bạn thuyền đòi trả lương theo tháng chứ không “ăn chia” như trước nên ông quyết định rao bán. “Tôi đậu ở cảng và rao bán 2 năm nay với giá 600 triệu đồng/2 chiếc nhưng chưa có người mua. Mỗi tháng phải mất thêm chi phí bến bãi, tiền dầu và thuê người nổ máy bơm nước ra khỏi tàu mất khoảng 3 triệu đồng”, ông Đệ ngao ngán nói.

Dọn dẹp và kiểm tra 2 tàu cá công suất 450CV/tàu đang neo đậu tại cảng Phước Tỉnh (huyện Long Điền), ông Trà Đệ (SN 1963, ngụ xã Phước Tỉnh) cho biết, do dầu tăng cao, đi biển liên tục thua lỗ. Cùng với đó là bạn đi biển đòi trả lương theo tháng chứ không “ăn chia” như trước nên ông quyết định rao bán. “Tôi đậu ở cảng và rao bán 2 năm nay với giá 600 triệu đồng/2 chiếc nhưng chưa có người mua. Mỗi tháng phải mất thêm chi phí bến bãi, tiền dầu và thuê người nổ máy bơm nước ra khỏi tàu mất khoảng 3 triệu đồng”, ông Đệ ngao ngán nói.

Không chỉ mỗi ông Đệ, tại cảng cá Phước Tỉnh còn có hàng loạt tàu giã cào được chủ neo đậu nhiều năm nay để rao bán nhưng chưa có người mua. Tàu nằm bờ chen chúc, xếp từng hàng dài tại cảng.

MẠNH QUÂN 

.
.
.