PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN: Đóng góp của LSP hướng tới nền kinh tế tuần hoàn

Thứ Ba, 16/08/2022, 18:34 [GMT+7]
In bài này
.

Các sản phẩm nhựa đã qua sử dụng được coi là nguồn nguyên liệu quý giá cần được tái chế chứ không phải là phế liệu để vứt bỏ. Để biến khái niệm này thành hành động, năm 2019, Công ty TNHH Đại chúng Hóa dầu SCG (SCGC) và Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn (hay LSP) đã tham gia Hợp tác Công tư (Public Private Partnership - PPC) nhằm hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn trong quản lý chất thải nhựa tại Việt Nam. 

Các doanh nghiệp tặng thùng phân loại rác tại nguồn cho thôn 1, xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu.
Các doanh nghiệp tặng thùng phân loại rác tại nguồn cho thôn 1, xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu.

Kinh tế tuần hoàn là một trong những khái niệm mà nhiều quốc gia và tổ chức đã đưa ra để thực hiện mục tiêu bền vững, trong đó có Công ty TNHH Đại chúng Hóa dầu SCG (SCG Chemicals) và Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn (LSP).

Theo Ngân hàng Thế giới, kinh tế tuần hoàn (Circular Economy - CE) là một giải pháp bền vững cho mô hình kinh tế tuyến tính truyền thống (Traditional linear economic) (lấy - tạo ra - vứt bỏ) sang mô hình kinh tế tuần hoàn (sản xuất - sử dụng - tái tạo). Khái niệm này tập trung vào việc thúc đẩy giảm thiểu chất thải và giảm thiểu sử dụng nguồn tài nguyên thông qua việc tái chế, tái tạo và tái sử dụng. Ngoài ra với mô hình này, các sản phẩm nhựa đã qua sử dụng được coi là nguồn nguyên liệu quý giá cần được tái chế chứ không phải là phế liệu để vứt bỏ. Để biến khái niệm này thành hành động, năm 2019, Công ty TNHH Đại chúng Hóa dầu SCG (hay SCGC) và Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn (hay LSP) đã tham gia Hợp tác Công tư (Public Private Partnership - PPC) nhằm hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn trong quản lý chất thải nhựa tại Việt Nam cùng với Bộ TN-MT, Dow Việt Nam, Unilever Việt Nam.

Hơn 1.500 kg rác thải được thu gom.
Hơn 1.500 kg rác thải được thu gom.

Trong khuôn khổ chương trình này, SCGC và LSP đã làm việc với các đối tác như VESCO, Gia Linh, MGreen để xây dựng các mô hình quản lý rác thải cho trường học và khu dân cư và đã thực hiện một chương trình thí điểm tại xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu. Chương trình được thực hiện tập trung vào việc giáo dục và khuyến khích người tham gia phân loại chất thải thành 3 loại. Theo đó, thùng màu xanh để đựng rác hữu cơ, thùng màu cam để đựng rác tái chế và thùng màu vàng để đựng các loại rác khác. Rác hữu cơ được dùng làm thức ăn chăn nuôi hoặc được ủ để làm phân bón. Phần rác còn lại được vận chuyển đến đơn vị thu gom rác địa phương, trong đó rác có thể tái chế sẽ được đưa đi tái chế. Ứng dụng di động mGreen được sử dụng để thu thập dữ liệu phân loại chất thải, cho phép người tham gia dễ dàng theo dõi giao dịch của họ trong thời gian thực hiện.

Để thu hút mọi người cùng tham gia, chương trình đã thiết lập các hoạt động đổi quà, chất thải có thể được đổi thành quà tặng. Đối với mô hình quản lý chất thải tại trường học, SCGC và LSP đã thực hiện một chương trình thí điểm tại Trường tiểu học Long Sơn 1 và 2 với mục tiêu giáo dục thanh thiếu niên về phân loại rác thải theo hướng kinh tế tuần hoàn và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường. Chương trình đã nhận được phản hồi tốt với hơn 700 cá nhân tham dự và hơn 1.500kg rác thải được thu gom.

Phân loại rác tại nguồn hướng đến nền kinh tế tuần hoàn.
Phân loại rác tại nguồn hướng đến nền kinh tế tuần hoàn.

Việc phân loại rác tại nguồn trong trường học đã rất thành công, SCGC và LSP đã tiếp tục mở rộng chương trình phân loại rác tại nguồn đến khu dân cư, thí điểm tại Thôn 1 xã Long Sơn với mục tiêu tạo ra một bản kế hoạch và mô hình thành công của phân loại rác tại nguồn trên địa bàn khu dân cư để nhân rộng đến cộng đồng khác.

Hai dự án này là một trong những ví dụ về cam kết phát triển bền vững mà SCGC và LSP đã và đang nỗ lực để tạo ra một môi trường tốt hơn và cuộc sống tốt hơn cho địa phương nơi công ty hoạt động, và trở thành một phần hỗ trợ phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

Bài ảnh: CHI LÊ

;
.