.

Ngành Giáo dục và đào tạo vùng Đông Nam bộ chuyển biến mạnh mẽ

Cập nhật: 12:57, 18/04/2023 (GMT+7)

Sáng 18/4, tại tỉnh Bình Dương, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Phát triển giáo dục và đào tạo vùng Đông Nam bộ đến năm 2023, tầm nhìn đến 2045; triển khai thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 7/1/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2045.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi và Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu Phạm Viết Thanh tham dự Hội nghị.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi và Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu Phạm Viết Thanh tham dự Hội nghị.

Tham dự hội nghị còn có Bộ Trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn; các Ủy viên Trung ương Đảng, đại diện lãnh đạo Quốc hội và các bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo các địa phương thuộc khu vực Đông Nam bộ.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn và lãnh đạo Quốc hội, các bộ, ban, ngành Trung ương tham dự Hội nghị.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn và lãnh đạo Quốc hội, các bộ, ban, ngành Trung ương tham dự Hội nghị.

Về phía tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, tham dự hội nghị có: Ông Phạm Viết Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở GD-ĐT và phòng giáo dục các huyện, thị xã, thành phố.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Minh Thông và lãnh đạo các tỉnh, thành phố khu vực Đông Nam bộ tham dự Hội nghị.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Minh Thông và lãnh đạo các tỉnh, thành phố khu vực Đông Nam bộ tham dự Hội nghị.

Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc trình bày báo cáo tóm tắt tình hình phát triển giáo dục, đào tạo vùng Đông Nam bộ giao đoạn 2011-2021 và nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục-đào tạo đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

Theo đó, Đảng bộ và Chính quyền các địa phương trong vùng đều quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Bộ GDĐT trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương.

Một số địa phương đã có các chính sách đặc thù tạo chuyển biến tích cực về quy mô và chất lượng giáo dục; hiệu quả giáo dục chuyển biến mạnh mẽ, trở thành trung tâm giáo dục của cả nước và từng bước trở thành trung tâm giáo dục của khu vực.

Bà Trần Thị Ngọc Châu, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh và lãnh đạo sở GD-ĐT các địa phương khu vực Đông Nam bộ tham dự Hội nghị.
Bà Trần Thị Ngọc Châu, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh và lãnh đạo sở GD-ĐT các địa phương khu vực Đông Nam bộ tham dự Hội nghị.

Quy mô và mạng lưới các cấp học được đầu tư phát triển đồng bộ, đa dạng phù hợp với điều kiện thực tế của các địa phương, tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội học tập cho người dân, góp phần nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh trong vùng và cả nước.

Mạng lưới các trường chuyên được hoàn thiện hơn, quy mô trường lớp và học sinh được mở rộng và phát triển, góp phần phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Lãnh đạo Sở GD-ĐT, các phòng, ban chuyên môn thuộc sở và phòng giáo dục các huyện, thị xã, thành phố tham dự Hội nghị.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT, các phòng, ban chuyên môn thuộc sở và phòng giáo dục các huyện, thị xã, thành phố tham dự Hội nghị.

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được đầu tư tăng cường theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa và từng bước hiện đại hóa. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được quan tâm đầu tư, phát triển cả về số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy được đẩy mạnh theo hướng hiệu quả, thiết thực, đón đầu công cuộc chuyển đổi số và giáo dục thông minh.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu khai mạc Hội nghị.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu khai mạc Hội nghị.

Ngân sách đầu tư cho giáo dục tăng dần hằng năm, góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển giáo dục và đào tạo của vùng, đưa giáo dục và đào của vùng từng bước ngang tầm với các nước trong khu vực. 

Tuy nhiên, theo Bộ GD-ĐT, tình hình phát triển giáo dục-đào tạo trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế như: Quy hoạch mạng lưới trường lớp còn bất cập, chưa đồng đều giữa các khu vực, cơ hội tiếp cận giáo dục có chất lượng chưa bảo đảm thực sự công bằng đối với các nhóm yếu thế; số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên còn bất cập.

Ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tham luận tại Hội nghị.
Ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tham luận tại Hội nghị.

Về chất lượng giáo dục, tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo của vùng hiện vẫn thấp hơn so với bình quân cả nước.

Tỷ lệ học sinh bỏ học, lưu ban còn cao hơn trung bình cả nước.

Quy mô đào tạo của một số cơ sở giáo dục đại học chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của từng địa phương, lợi thế của vùng.

Chất lượng lao động trên địa bàn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển mạnh tại địa phương, nhất là ở tứ giác công nghiệp TP. Hồ Chí Minh - Đồng Nai-  Bà Rịa-Vũng Tàu - Bình Dương.

Quang cảnh Hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị.

Báo cáo do Thứ trưởng Bộ GD-ĐT trình bày cũng đề ra quan điểm, mục tiêu tổng quát và cụ thể của ngành giáo dục-đào tạo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời, đề ra giải pháp để thực hiện liên quan đến các nội dung như: quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo; bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo; Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; Hợp tác, kết nối và liên kết vùng nhằm phát triển giáo dục và đào tạo; Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách phù hợp để phát triển giáo dục và đào tạo…

Tại hội thảo, đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố đã trình bày, thảo luận các giải pháp để phát triển ngành giáo dục-đào tao tại địa phương và toàn vùng Đông Nam bộ. 

Đại diện tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Minh Thông đã tham luận và khẳng định, tỉnh xác định giáo dục vừa là động lực và mục tiêu sự phát triển của xã hội, và tập trung nguồn lực "Phát triển văn hóa-xã hội đồng bộ và theo kịp phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện của người dân Bà Rịa-Vũng Tàu. 

PHÚ XUÂN-KHÁNH CHI

 

.
.
.