.

Xóa bỏ tranh chấp vụn vặn để cuộc sống ấm êm

Cập nhật: 19:37, 24/03/2023 (GMT+7)

Đâu cần phải đặt giả thuyết, cứ nhìn vào hoàn cảnh của chính mình, ta sẽ nhận ra điều này: Hai người đến với nhau để rồi chung sống, thế nhưng họ lại khác nhau từ môi trường văn hóa, hoàn cảnh gia đình, sở thích, tính cách, thói quen, thậm chí còn chênh lệch tuổi tác nữa. Vậy, làm sao họ có thể tạo ra sự hòa hợp để lúc nào cũng “dính nhau như sam”, “gọi dạ bảo thưa”, “tâm đầu ý hợp”?

Minh họa: MINH SƠN
Minh họa: MINH SƠN

Về vấn đề này, các chuyên gia tâm lý đã có những tư vấn, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm v.v… Tất cả những điều này, chúng ta có thể tìm đọc trên các trang viết về hôn nhân gia đình hoặc học hỏi từ kinh nghiệm của bạn bè, người thân - qua đó, có thể vận dụng hữu ích cho hoàn cảnh của chính mình. Tuy nhiên, có điều lạ là tôi chưa nghe ai nói đến một kinh nghiệm mà thoạt nhắc đến cực kỳ tức cười. Để cho vui câu chuyện, tôi tạm gọi đó là áp dụng phép “thắng lợi tinh thần” theo triết lý sống của AQ.

Thông quá kiệt tác AQ chính  truyện, văn hào Lỗ Tấn kể rằng, có lần AQ ẩu đả với kẻ khác: “Thực tế thì AQ thua, người ta nắm lấy cái đuôi sam vàng hoe của y dúi đầu vào tường thình thình bốn năm cái liền rồi mới hả dạ bỏ đi. Còn AQ thì đứng ngẩn người ra một lúc, nghĩ bụng: “Nó đánh mình thì khác gì nó đánh bố nó. Thật thời buổi này hết chỗ nói”. Rồi cũng hớn hở ra về vẻ đắc thắng”. A, câu chuyện này làm sao có thể dành cho đôi lứa đang yêu, đang chung chăn chung gối nhỉ?

Tôi lại nghĩ khác.

Rằng, một ngày kia, khi đi làm về nhà, bụng đói meo, những tưởng đã có thể ung dung ngồi vào bàn ăn. Sau khi đã bát đũa, thức ăn dọn ngon lành trên bàn, cô vợ ngoan ngoãn bước đến nồi cơm điện đơm cơm vào chén cho chồng. Hỡi ôi, bấy giờ cô mới tá hỏa tam tinh là lúc nẫy do đảng trí thế nào lại quên cắm pích điện!

Trước hình huống éo le này, phải làm sao? Có thể anh chồng sẽ quát tháo ầm ĩ, chỉ cần có thái độ ấy là bữa ăn sẽ… xếp xó. Ôm cái bụng đói meo đi ngủ trưa cho xong. Sự nặng nhẹ ấy, biết đâu còn ảnh hưởng đến cả bữa cơm chiều nữa. Trong khi đó, tôi biết có người đã suy nghĩ như… AQ: “Cô vợ mình đểnh đoãng quá, không thua gì đứa trẻ con, thôi không chấp”. Do không chấp, không để bụng nên nguòi chồng mới có thể nhẹ nhàng tìm cách tháo gỡ theo kiểu khác. Kiểu khác này, chắc chắn không phải là những lời chê bai, chỉ trích bởi họ thừa biết “một nửa” không hề cố ý.

Cái suy nghĩ “không thèm chấp” xét kỹ, ta sẽ thấy sự ích lợi ở chỗ là cơn giận ấy được đè nén lại, không có cơ hội bùng phát thiếu kiểm soát. Chẳng hạn, hồi tôi học đại học có biết một vị giáo sư đã lập gia đình với cô sinh viên, trải qua năm tháng, cả hai chung sống cực kỳ hạnh phúc và cùng thực hiện những công trình nghiên cứu sáng giá. Bấy giờ, điều khiến chúng tôi ngạc nhiên là nhờ đâu mà họ đã xoá đi khoảng cách tuổi tác để rồi cùng hòa hợp?

Khi nghe chúng tôi hỏi, cô vợ cười mà rằng: “Dễ thôi, có những lúc cứ nghĩ đây là thầy, chứ không chỉ là chồng ắt tìm ra cách sử lý”. Câu nói này nghe mơ hồ quá, gặng hỏi nữa, cô nêu thí dụ, đại khái, người chồng có thói quen quên đổ xăng vào xe, do đó, lắm lúc về nhà trễ, đến trường muộn, ban đầu cô cằn nhằn mãi nhưng rồi đâu lại vào đó. Thay vì nhắc nhở lẫn chọc quê cho chừa tính đãng trí, cô nghĩ ra cách “đối phó” là tự giao cho mình nhiệm vụ quan tâm đến xăng nhớt chiếc xe của chồng. Chà, thông thường việc này phải là chồng lo cho vợ chứ? Ai lại làm việc trái khoáy thế? Không, cô nghĩ: “Chồng mình cũng như thầy mình, có cơ hội giúp cho thầy là vui rồi”. Trừng hợp này, tức cô không thèm chấp thói quen đó của chồng mà tìm cách “hóa giải” nhẹ nhàng…

Những trường hợp tương tự thế này, không hề cá biệt. Nói như thế, vì khi chung sống với nhau cho dù có khắt khít đến cỡ nào đi nữa thì cũng có lúc trục trặc, không hào lòng, tất nhiên, sau đó sẽ dẫn đến cãi vã nhau. Thế nhưng sự tai hại này vẫn có cách hạn chế như vửa nêu: họ không chấp “nửa kia” vì điều đã xảy ra mà nhìn qua một lăng kính khác để làm dịu “tình hình” cho chính mình và cả người chồng/ vợ nữa.

Một khi chọn theo cách này, ắt có người sẽ cười cho cái “phép thắng lợi tinh thần” mà AQ đã áp dụng. Trộm nghĩm, với AQ thì khác ở chỗ “đối tượng” đó là người ngoài, là người dưng nước lã ắt không nên như thế. Còn ở đây là “người của mình”, ngươi chung sống trọn đời với mình thì tại sao mình lại không thể thực hiện? Tại sao lúc nào hễ không ưng ý là chấp, là sửng cồ làm cho ra nhẽ, sao không áp dụng cách “không thèm chấp” cho nhẹ nhàng đôi bên?

LÊ MINH QUỐC

.
.
.