.

Trụ sở CIA từng bị đe dọa bom nhiệt hạch

Cập nhật: 08:57, 14/03/2020 (GMT+7)

Đã có những thời điểm, bầu không khí tại Tổng hành dinh của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) lâm vào tình trạng hết sức căng thẳng, do một quả bom nhiệt hạch có thể phát nổ bất cứ lúc nào, khiến tòa nhà đồ sộ này đối mặt với nguy cơ bị “xóa sổ” trong khoảnh khắc.

Toàn cảnh trụ sở CIA nhìn từ trên cao.
Toàn cảnh trụ sở CIA nhìn từ trên cao.

Tòa nhà phức hợp thuộc trụ sở CIA chiếm khoảng diện tích rộng hàng chục ngàn m2, tọa lạc ở hạt Langley thuộc quận Fairfax, phía Bắc tiểu bang Virginia giáp ranh thủ đô Washington D.C. 

Bên trong tòa nhà khổng lồ này tồn tại một khu vực tuyệt mật, chỉ các nhân viên có giấy phép đặc biệt loại 1A mới được vào. Đó là Trung tâm Hành động Phản gián (ACI), được hình thành từ thời cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush nên mang mật danh là “Khu George Bush”, bao gồm các dãy phòng thí nghiệm siêu mật. 

Một trong các phòng thí nghiệm chuyên nhiệm với việc chế tạo ra thứ vũ khí hủy diệt đáng sợ nhất, hay chính xác hơn là một trái bom nhiệt hạch (bom H) dạng “xách tay” nhỏ gọn, với sức công phá khoảng 1 triệu tấn thuốc nổ TNT thông thường. Mục đích nhằm kịp thời triển khai loại vũ khí lợi hại khi cần, đáp ứng mục tiêu chiến lược của chính quyền Mỹ mà CIA có nhiệm vụ thực thi.

Đứng trước nguy cơ trỗi dậy của các tổ chức khủng bố quốc tế trong vùng Trung Cận Đông, 2 đặc vụ CIA gốc Arab được giao nhiệm vụ đứng đầu một nhóm hành động đặc biệt, đem quả bom nhiệt hạch mới hoàn thiện sang sử dụng ngay ở nơi đang có giao tranh. 

Lẽ đương nhiên, nhóm đặc nhiệm này phải bí mật ngụy trang, hành động khéo léo sao cho sự liên đới của phía Mỹ không thể bại lộ, bởi sau khi kích hoạt có thể quân khủng bố bị triệt tiêu, nhưng nhiều quốc gia trong vùng như Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Syria, Jordan… cũng bị ảnh hưởng nặng nề vì hậu quả từ bụi phóng xạ.

Với kế hoạch nêu trên, giới diều hâu ở Washington đoán chắc sẽ loại bỏ được những mối đe dọa quá khích mà không cần phải gửi quân Mỹ sang tham chiến, giảm thiểu đáng kể những tổn thất nhân mạng và kinh phí để duy trì cuộc chiến. 

Nhưng trớ trêu thay, tình hình tại Langley diễn tiến theo chiều ngược lại, do 2 đặc vụ CIA đột nhiên từ chối thực thi nhiệm vụ ngay trước thời điểm kế hoạch được triển khai, do lo sợ cho tính mạng của bản thân khi quả bom có sức công phá cực mạnh phát nổ. Họ quyết định khống chế con tin và cố thủ trong phòng thí nghiệm, đồng thời đe dọa sẽ cho kích nổ thứ vũ khí khủng khiếp nếu yêu cầu miễn truy tố của họ không được chấp thuận.

Tức thì, tòa nhà phức hợp trụ sở của CIA bị phong tỏa, nội bất xuất ngoại bất nhập trọn 3 ngày đêm liền. Bên ngoài có nhiều xe tuần tra của cảnh sát xuất hiện khi hay tin ở Langley có vụ bắt giữ con tin, nhưng người ta tuyệt nhiên không đả động gì đến trái bom H cả. 

Sau khi tiến hành đàm phán với 2 đặc vụ “nổi loạn”, chuyên gia tâm lý của CIA liền thông báo cho các nhân viên cảnh sát biết, rằng: “Tình hình trật tự tại Langley đã nằm trong tầm kiểm soát, không có ai thiệt mạng hay bị thương...”.

Vì mục đích giữ bí mật đến cùng, nên ngay cả Tổng thống Donald Trump cũng không được lãnh đạo CIA báo cáo về mối đe dọa nhiệt hạch để kịp thời sơ tán dân chúng. 

Nếu quả bom H phát nổ từ Langley, một số thành phố đông dân ở bờ Đông nước Mỹ thuộc các tiểu bang Virginia, Philadelphia và cả thủ đô Washington cũng sẽ bị phá hủy nghiêm trọng. Riêng tổn thất về nhân mạng do không được báo trước thì không thể tưởng tượng nổi.

KIM DUNG

.
.
.