Khám phá tổng hành dinh của các cơ quan tình báo thế giới
Có lẽ không có trụ sở gián điệp nào lại dễ nhận biết hơn Tòa nhà SIS, Tổng hành dinh của Cục tình báo mật Anh (tức MI-6). Nó không chỉ đập vào mắt mọi người dân ở thủ đô London, mà còn được nhắc tới trong 6 bộ phim nổi tiếng James Bond.
Cục tình báo mật Anh (MI-6). |
CỤC TÌNH BÁO TRUNG ƯƠNG MỸ (CIA)
Được bảo vệ tránh khỏi đôi mắt tò mò bởi một vành đai cây rừng rậm rạp ngay ngoại ô Langley (tiểu bang Virginia, phía Tây Bắc thủ đô Washington, D.C) là một khu phức hợp khổng lồ gồm có 2 tòa nhà lớn liên kết với nhau thông qua một trục trung tâm, mà mỗi tòa nhà này lại được xây dựng vào những thời điểm khác nhau.
Nửa đầu của khối phức hợp CIA được thiết kế bởi công ty kiến trúc New York là Harrison và Abramovitz (đơn vị nắm vai trò trong việc thiết kế tổng hành dinh của Liên hợp quốc) có từ năm 1963.
Tòa nhà CIA là biểu tượng tại thời điểm nó được xây dựng, và dựng nên từ bê tông (được làm sẵn và vô trùng). Có một thời kỳ khu phức hợp tình báo này còn được mang tên là “The Bubble” (Bong bóng) như một tín hiệu về chủ nghĩa tương lai của thời kỳ hậu chiến.
Nhưng vào thập niên 1980, tòa nhà đã chật kín. Sau đó, khu phức hợp tình báo được nới rộng, thêm vào chái Tây với 2 tòa tháp văn phòng bằng kính được thiết kế bởi các công ty kiến trúc Detroit là Smith, Hinchman & Grylls ngay trong thập niên 1980. Cơ quan này hiện đang trưng bày một đoạn tường thành Berlin, một chiếc máy bay gián điệp A-12 Oxcart.
Có hẳn một bảo tàng bên trong tòa nhà này và trưng bày nhiều kỷ vật kỳ lạ từ con cá máy cho tới loại tàu ngầm mini thời chiến tranh lạnh. Bên ngoài quán ăn thuộc khuôn viên khu mới của CIA là bức tượng điêu khắc đồng Kryptos bao gồm 869 ký tự được chạm khắc ở 4 mặt tượng.
CỤC TÌNH BÁO MẬT ANH (MI-6)
Được thiết kế bởi kiến trúc sư Terry Farrell, MI-6 mang hơi hướng của một tòa kim tự tháp thời kỳ Babylon với một nhà máy điện. Và được xây dựng như một pháo đài thực sự: Có thể đứng vững vàng trong các trận đánh bom!
Theo một số báo cáo, dưới lòng đất của MI-6 còn là một mê cung ngầm khá bí ẩn dùng cho nhiều mục đích khác nhau. Vào tháng 9-2000, một nhóm phiến quân bị tình nghi là của quân đội cộng hòa Ireland Thật sự - một nhóm bán vũ trang tách khỏi Ireland - đã bắn một quả tên lửa lựu đạn đẩy vào thẳng tầng 8 của tòa nhà MI-6, nhưng không ai bị thương. Theo báo cáo quả tên lửa khi bắn vào tòa nhà đã bị dội trở lại bởi lớp cửa kính có cấu tạo đặc biệt.
TỔNG CỤC AN NINH LIÊN BANG NGA (FSS)
Tòa nhà Lubyanka chính thực ra là một tổng hành dinh của các hoạt động gián điệp Nga, tòa nhà có vẻ ngoài màu vàng mang phong cách kiến trúc Tân Ba Rốc - vẫn là biểu tượng dễ nhận biết nhất của bí mật Nga ngay cả khi phần lớn các văn phòng bên trong đã được dời chuyển tới đâu đó.
Ra đời từ năm 1897, FSS từng một thời là trụ sở của một công ty bảo hiểm trước khi nó chính thức trở thành tổng hành dinh của cục tình báo nổi tiếng Xô Viết (KGB). Sau đó tòa nhà được chuyển giao cho cơ quan kế nhiệm của KGB: Sở An ninh liên bang Nga (FSB) sau khi diễn ra sự kiện Liên Xô sụp đổ.
BAN GIÁM ĐỐC AN NINH QUỐC GIA AFGHANISTAN (NDS)
Có một lý do để giải thích tại sao Cơ quan gián điệp nội địa của Afghanistan (NDS) là một trụ sở được bảo vệ kiên cố, thì đó là bởi vì “NDS rất lớn, rất nhạy cảm với một hệ thống an ninh và bảo mật rất cao”.
Khi quân Mỹ rút khỏi Aghanistan, NDS được kỳ vọng là sẽ chống lại lực lượng Taliban. Kể từ đó nó luôn là mục tiêu của nhiều cuộc tấn công. Khu phức hợp tổng hành dinh nằm ngay giữa thủ đô Kabul gần đây đã bị rung chuyển bởi một vụ đánh bom tự sát trong một chiếc xe tải nhỏ, thủ phạm cho phát nổ bản thân và chiếc xe ngay cổng trước của NDS. Ít nhất 1 lính gác bị thiệt mạng, và làm bị thương ít nhất 33 người khác.
Nằm lọt thỏm giấu mình bên trong một khu an ninh cao ở thủ đô Kabul với vài đại sứ quán, tòa nhà trụ sở cảnh sát quốc gia và Bộ nội vụ Afghanistan là một phức hợp gồm có nhiều cửa hàng mà một số đã tan hoang sau vụ đánh bom. Taliban luôn nuôi ý đồ san bằng NDS, các điệp viên của cơ quan này bị Taliban săn lùng và tiêu diệt.
NGUYỄN TRẦN
(Tổng hợp)