NHỮNG NỘI DUNG MỚI SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUY ĐỊNH VIỆC NGƯỜI NƯỚC NGOÀI NHẬN TRẺ EM VIỆT NAM LÀM CON NUÔI
Báo Bà Rịa - Vũng Tàu số 3906 ngày 6-9-2006 đã có bài "Bộ Tư pháp là cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin con nuôi của người nứớc ngoài " nhằm giải đáp yêu cầu của bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh - định cư tại Canađa. Những nội dung giải đáp của bài ø báo là đúng pháp luật theo quy định tại Nghị định số số 68/2002/ NĐ – CP ngày 10/07/2002 của Chính phủ; tuy nhiên còn có một số quy định mới về vấn đề này đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 69/2006/NĐ –CP chưa được giới thiệu.
Báo Bà Rịa - Vũng Tàu giới thiệu tiếp bài "Những nội dung mới sửa đổi, bổ sung quy định việc người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi".
Các quy định về hồ sơ giấy tờ và thủ tục xin con nuôi được quy định đầy đủ rõ ràng và thuận tiện hơn, như sau:
* Sửa đổi, bổ sung Điều 41 về hồ sơ của người xin nhận con nuôi:
1. Hồ sơ của người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi gồm các giấy tờ sau đây:
a/ Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi theo mẫu quy định;
b/ Bản sao công chứng hoặc chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú;
c/ Giấy phép còn giá trị do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú cấp, cho phép người đó nhận con nuôi, nếu nơi người xin nhận con nuôi thường trú không cấp loại giấy phép này thì thay thế bằng loại giấy tờ có giá trị tương ứng hoặc giấy xác nhận có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo pháp luật nước đó.
d/ Bản điều tra về tâm lý, gia đình, xã hội của người xin nhận con nuôi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú cấp.
đ/ Giấy xác nhận do tổ chức y tế có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú hoặc tổ chức y tế của Việt Nam từ cấp tỉnh trở nên cấp chưa quá 6 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó đủ sức khỏe không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, không mắc bệnh truyền nhiễm;
e/ Giấy tờ xác nhận về tình hình thu nhập của người xin nhận con nuôi, chứng minh người đó đảm bảo việc nuôi con nuôi.
g/ Phiếu lý lịch tư pháp của người xin nhận con nuôi do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó thường trú cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ.
h/ Bản sao giấy chứng nhận kết hôn đối với người xin nhận con nuôi, trong trường hợp người xin nhận con nuôi là vợ chồng đang trong thời kỳ hôn nhân;
i/ Người xin nhận con nuôi thuộc các trường hợp quy định tại các điểm định tại các điểm a, b và c khoản 3 điều 35 Nghị định này, phải có giấy tờ phù hợp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước nơi người đó thường trú cấp để chứng minh.
Các giấy tờ quy định tại khoản 1 điều này được lập thành 2 bộ hồ sơ.
* Sửa đổi, bổ sung Điều 44 về hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi như sau:
1. Hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi phải có các giấy tờ sau đây:
a/ Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy khai sinh của trẻ em;
b/ Giấy đồng ý cho trẻ em làm con nuôi có chữ ký của những người quy định tại khoản 4 điều này;
c/ Giấy xác nhận của tổ chức y tế từ cấp huyện trở lên, xác nhận về tình trạng sức khỏe của trẻ em;
d/ Hai ảnh mầu của trẻ em , chụp toàn thân cỡ 10 x 15 cm hoặc 10 x12cm.
2. Đối với trẻ em các đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp, ngoài các giấy tờ qui định ở khoản 1 điều này , Hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi phải có quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiếp nhận trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng, biên bản giao trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng và giấy tờ tương ứng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a/ Đối với trẻ em bị bỏ rơi, phải có văn bản tường trình sự việc của người phát hiện ra trẻ em bị bỏ rơi; biên bản về việc trẻ em bị bỏ rơi (có xác nhận của cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương); giấy tờ chứng minh đã thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng (từ cấp tỉnh trở lên) về việc trẻ em bị bỏ rơi sau 30 ngày mà không có người thân đến nhận;
b/ Đối với trẻ mồ côi, phải có bản sao công chứng hoặc chứng thực giấy chứng tử của cha, mẹ đẻ của trẻ đó;
c/ Đối với trẻ em có cha, mẹ là người mất năng lực hành vị dân sự, phải có bản sao được công chứng quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án tuyên bố cha, mẹ của trẻ đó mất năng lực hành vị dân sự.
3. Đối với trẻ đang sống tại gia đình , ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 1 điều này , còn phải có bản sao được công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ đang nuôi dưỡng trẻ em.
Những người sau đây có quyền ký giấy đồng ý cho trẻ em làm con nuôi:
a/ Những người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại Việt Nam tự nguyện đồng ý cho trẻ em đang sống ở cơ sở nuôi dưỡng làm con nuôi. Trong trường hợp còn cha mẹ đẻ thì phải có giấy tự nguyện của cha đẻ , mẹ đẻ cho con làm con nuôi, trừ trường hợp quy định tại các điểm a và c khoản 2 điều này hoặc khi đưa trẻ em này vào cơ sở nuôi dưỡng trẻ em hợp pháp , cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em này đã có giấy tự nguyện đồng ý cho con làm con nuôi ;
b/ Cha đẻ, mẹ đẻ tự nguyện đồng ý cho con đang sống tại gia đình làm con nuôi; Nếu cha, mẹ đẻ của trẻ em chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chỉ cần sự đồng ý của người kia. Trong trường hợp cả cha và mẹ đẻ của trẻ em đều chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì phải có giấy tự nguyện đồng ý của người giám hộ của trẻ em đó;
c/ Đối với trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải có giấy đồng ý làm con nuôi của trẻ em đó (có thể ghi chung vào giấy tờ quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này). 5. Đối với trẻ em khuyết tật, tàn tật, là nạn nhân chất độc hoá học, nhiễm HIV/AIDS, mắc bệnh hiểm nghèo khác quy định tại điểm d khoản 3 điều 35 và điều 36 Nghị định này thì phải có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy đinh của Bộ Y tế và các quy định pháp luật có liên quan; đối với trẻ em mất năng lực hành vi dân sự quy định tại điểm d khoản 3 điều 35 và điều 36 Nghị định này thì phải có bản sao được công chứng quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án tuyên bố trẻ em đó mất năng lực hành vi dân sự...
Luật gia Trần Bình Trọng