Gia tăng biến chứng nguy hiểm từ dịch sốt xuất huyết 2020

Thứ Sáu, 11/09/2020, 16:06 [GMT+7]
In bài này
.

Sốt xuất huyết (SXH) đang ở mùa cao điểm trong cả nước, đặc biệt các khu đô thị tập trung đông dân cư. Năm nay, trong diễn biến của SXH cũng trở nên nguy hiểm khó lường khi đã có ca tử vong.

SXH là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra. Muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) là vật trung gian truyền bệnh này. Bệnh có diễn biến theo mùa, phát triển mạnh vào mùa mưa hàng năm. Tại nước ta, bệnh SXH thường bùng phát vào thời điểm từ tháng 4 đến tháng 11, đặc biệt là thời điểm mùa mưa lũ như tháng 9 năm nay. Hiện nay, không có vắc xin và thuốc đặc trị virus Dengue, cho nên, biện pháp tốt nhất để chống bệnh SXH là phòng muỗi đốt. Nếu đã bị mắc SXH thì điều trị giảm triệu chứng, phòng biến chứng và tăng cường miễn dịch.

Virus Dengue có tới 4 tuýp là: D1, D2, D3, D4, do đó, một người có thể mắc SXH nhiều lần trong đời, lần sau thường nặng hơn lần trước. Các biển hiện của SXH thường gặp như: sốt cao đột ngột, đau đầu dữ dội, đáp ứng kém với thuốc hạ sốt, có thể nổi mẩn, phát ban…

Năm 2020, nước ta phải đối mặt với dịch COVID-19 từ đầu năm. Trong khi đó, thời tiết năm nay có diễn biến bất thường, nên ảnh hưởng nặng nề tới công tác phòng dịch SXH trong cộng đồng. Chưa kể, những trường hợp có biểu hiện sốt cao có thể do SXH gây ra người dân lại có xu hướng điều trị bệnh tại nhà và khi tới viện đã xuất hiện biến chứng nặng, dẫn tới tử vong. Trong tháng 8, tại Hà Nội, có ít nhất 2 ca tử vong do tự chữa SXH tại nhà. Các ca SXH biến chứng đều diễn biến rất nhanh với các triệu chứng như: suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn, rối loạn đông máu…

Cách tốt nhất để phòng ngừa SXH và các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này là thực hiện các biện pháp phòng, chống muỗi đốt như: cải tạo môi trường, phun hóa chất diệt muỗi, sử dụng màn mùng khi ngủ… Đặc biệt, luôn áp dụng các biện pháp chống muỗi cá nhân, cụ thể là sử dụng các loại thuốc xịt để tự bảo vệ cho mình và người thân mọi lúc, mọi nơi.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều hoạt chất chống muỗi được sử dụng phổ biến trong các chế phẩm xịt chống muỗi cá nhân như: dầu Neem, tinh dầu, Deet... Trong đó, dầu Neem được đánh giá cao về khả năng chống muỗi cũng như độ an toàn khi sử dụng, kể cả cho trẻ em <2 tuổi.

Mặc dù là hoạt chất chống muỗi tốt, được sử dụng phổ biến tại Mỹ, các nước châu Âu và Ấn Độ, nhưng tại Việt Nam rất ít DN sử dụng loại dầu Neem trong chế phẩm phòng, chống muỗi do chi phí nguyên liệu cao, bào chế khó khăn vì mùi dầu Neem rất mạnh.

NGỌC CHÂU

 
;
.