.

Thảo dược nào chứa kháng sinh tự nhiên?

Cập nhật: 21:39, 06/04/2020 (GMT+7)

Kháng kháng sinh đang là vấn nạn toàn cầu. Thật may là quanh chúng ta có các vị thuốc dân gian, thảo dược,thực phẩm có tác dụng kháng sinh tự nhiên, tăng cường đề kháng.

TỎI – Loại gia vị đã quá quen thuộc với mỗi người Việt Nam từ xa xưa đã được sử dụng trong nhiều nền văn hóa như một loại kháng sinh tự nhiên và có thể kháng cả nấm và virus.  Hoạt chất đáng chú ý nhất có trong tỏi là chất allicin, tinh dầu tỏi giàu glucogen và aliien, fitonxit, nhờ vậy mà tỏi giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giảm cám cúm, kháng lại vi khuẩn gây bệnh. Một nghiên cứu mới được thực hiện bởi các nhà khoa học trường Đại học Copenhagen Đan Mạch còn cho thấy trong tỏi có hợp chất tên ajoene có khả năng làm yếu các quần thể vi khuẩn giúp tăng hoạt động của kháng sinh.

Ngoài ra, tỏi còn có thể giải quyết được một số loại vi khuẩn nguy hiểm thường gặp ở bệnh viện như Pseudomonas aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh) gây nhiễm trùng huyết, Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng), kháng methicillin (MRSA) gây chốc lở, viêm tủy xương, viêm mô tế bào trên da, viêm phổi, thậm chí nhiễm trùng huyết hay suy đa tạng.

TRÀ XANH - Chứa nguồn chất chống ôxy hóa tuyệt vời có tác động tích cực tới sức khỏe của bạn. Trà xanh giúp cải thiện chức năng não, đồng thời khuyến khích làm tiêu hao chất béo, làm giảm nguy cơ và sự phát triển của khối u. Một hoạt chất trong trà xanh có tên epigallocatechin gallate (hay còn gọi là EGCG), trong đó đặc biệt hiệu quả đối với một số chủng vi khuẩn đường miệng.

GỪNG - Theo Nam dược thần hiệu: Gừng tươi tính ấm, vị cay, thông được khí, khởi được thần, mở được 9 khiếu, trừ tà khí, hồi phục chính khí. Gừng khô tính ấm, vị cay, chữa được chứng hư nhiệt, phong hàn, đau bụng, các chứng thất huyết…

gung-2.jpg
gung-2.jpg

Ngoài ra, gừng còn có 2 tác dụng tuyệt vời là kháng khuẩn và chống nấm. Gừng có thể chống lại nhiều loại vi khuẩn như E.coli và Salmonella, là những nguyên nhân phổ biến từ thực phẩm gây bệnh đường tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng. Bởi vậy mà gừng thường xuất hiện trong các bài thuốc chữa tiêu chảy do lạnh, tiêu chảy nhiễm khuẩn, lỵ ra máu, đau bụng toát mồ hôi và giải quyết nhiều vấn đề đường tiêu hóa.

NGHỆ - Chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, kháng virus, kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm, ngăn ngừa viêm loét… Đối với chị em, nghệ còn được sử dụng để làm đẹp, giảm thâm, trị mụn, giúp điều tiết giảm nhẹ mụn trứng cá nhờ tính chất kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa.

ĐINH HƯƠNG - Hiện nay, các nha sĩ sử dụng dầu đinh hương là chất khử trùng tủy răng và khử trùng miệng (mùi hương rất quen thuộc mà có thể được cảm nhận ở hầu hết các văn phòng nha khoa).

Eugenol được tìm thấy với số lượng lớn trong đinh hương được coi là các hợp chất kháng sinh chủ yếu trong các nhà máy. Thực tế này đã được ghi nhận bởi nhiều nhà khoa học trên toàn thế giới.

Nếu bạn muốn giảm đau răng, hãy nhai đinh hương trong một vài phút. Tuy nhiên, đinh hương sẽ hiệu quả nhất khi nó được sử dụng dưới dạng tinh dầu.

QUẾ - Trong một nghiên cứu được tiến hành bởi một nhóm các bác sĩ phẫu thuật, người ta thấy rằng quế có thể giết chết hầu hết các vi khuẩn được tìm thấy trong các bệnh viện.

Một nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng, quế có thể diệt vi khuẩn đề kháng với thuốc kháng sinh đạt tiêu chuẩn, và trong nghiên cứu thứ ba, người ta đã phát hiện ra rằng quế là kẻ thù của vi khuẩn E.coli.

RAU DIẾP CÁ - Nổi tiếng với hương vị “không mấy dễ chịu” đối với nhiều người, rau diếp cá là một vị thuốc kháng sinh tự nhiên vô cùng hiệu quả.

Theo y học hiện đại, rau diếp cá có chứa decanoyl-acetaldehyd có tác dụng kháng khuẩn như ức chế tụ cầu vàng, phế cầu, liên cầu, e.coli, trực khuẩn bạch hầu gây các bệnh lý nhiễm khuẩn nguy hiểm… Theo y học cổ truyền, rau diếp cá vị chua, cay, tính mát, tác động vào 2 kinh can và phế. Nhờ tác dụng của Quercitrin và Dioxy-flavonon, diếp cá giúp lợi tiểu, làm chắc thành mao mạch có thể dùng chữa trí. Ngoài ra, nó còn diếp cá còn thường dùng để thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

BS VŨ HỒNG

.
.
.