Mỹ và EU dự định đầu tư ngành bán dẫn
Liên minh châu Âu (EU) và chính quyền vùng Flanders của Bỉ vừa công bố kế hoạch đầu tư chung trị giá 1,5 tỷ euro (khoảng 1,66 tỷ USD) cho Tập đoàn Nghiên cứu Công nghệ Sản xuất chip IMEC của Bỉ, một trong những trung tâm công nghệ số và nano hàng đầu của châu Âu.
Khoảng 30% tổng doanh số bán hàng của 3 nhà sản xuất thiết bị chip lớn nhất nước Mỹ vào năm ngoái là tại Trung Quốc. |
Phát biểu tại một cuộc họp báo chung với Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo, Bộ trưởng-Thủ hiến vùng Flanders, ông Jan Jambon khẳng định, đây là một khoản đầu tư hợp lý và hiệu quả, sẽ mang lại lợi ích trên cả khía cạnh tài chính và xã hội.
Trước đó, Chủ tịch Rapidus, Tetsuro Higashi cho rằng, công ty này - có sự hỗ trợ của chính phủ được thành lập vào tháng 8/2022, có thể nhanh chóng tăng tốc trước các tập đoàn như: Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. (TSMC) của vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) và Samsung Electronics của Hàn Quốc, với sự hỗ trợ của chính phủ và các nhà sản xuất thiết bị trong nước.
Rapidus đang đầu tư hàng tỷ USD cho việc xây dựng nhà máy sản xuất chip dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2027, góp phần thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản.
Theo những người đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất chip, ngay cả khi các chính phủ ở Mỹ, Trung Quốc và châu Âu đang nỗ lực gia tăng năng lực sản xuất, Rapidus có thể là nhà sản xuất có quyết định táo bạo nhất trong lĩnh vực này, khi đặt mục tiêu sản xuất chip 2 nm chỉ 2 năm sau TSMC và Samsung.
Vai trò dẫn đầu trong sản xuất chip, năng lực sản xuất các loại chip tiên tiến nhất, trong nhiều năm thuộc về 3 tập đoàn là TSMC, Samsung và Intel. Các đối thủ đều không thể theo kịp về nguồn vốn và trình độ của 3 doanh nghiệp này và hiện ngay cả Intel cũng đang gặp những khó khăn.
Nhà phân tích tại Công ty Nghiên cứu Omdia, Akira Minamikawa cho rằng, những gì Rapidus đang nỗ lực hướng tới vô cùng thách thức, nhưng không hoàn toàn là không thể, nhờ sự phối hợp với các đối tác trên toàn cầu.
Theo Công ty Kiểm toán Deloitte, hơn 80% hoạt động sản xuất bán dẫn đang diễn ra ở châu Á, và tỷ lệ này có thể giảm xuống còn 50% vào năm 2030, trong bối cảnh Mỹ và EU đang dự định đầu tư tổng cộng 100 tỷ USD cho ngành bán dẫn để có thể tự chủ hơn trong nguồn cung sản phẩm quan trọng này.
MINH HẰNG