WB dự báo giá năng lượng, thực phẩm sẽ leo cao trong 3 năm

Thứ Tư, 27/04/2022, 20:18 [GMT+7]
In bài này
.

Cuộc chiến tại Ukraine sẽ khiến giá thực phẩm và năng lượng đắt đỏ trong vòng 3 năm tới, làm dấy lên quan ngại rằng nền kinh tế toàn cầu đang hướng đến vòng xoáy tăng trưởng kém và lạm phát cao của thập niên 1970.

Người dân tiếp nhiên liệu cho xe tại một trạm xăng ở British Columbia, Canada ngày 20/4/2022.
Người dân tiếp nhiên liệu cho xe tại một trạm xăng ở British Columbia, Canada ngày 20/4/2022.

Trong một bản phân tích ảm đạm, Ngân hàng Thế giới (WB) - tổ chức tài chính quốc tế có trụ sở tại Washington - cho biết có khả năng chi phí hàng hóa cao sẽ duy trì ở mức cao liên tục đến cuối năm 2024 và dẫn đến tình trạng lạm phát đình trệ. Hiện tượng này ám chỉ việc tăng trưởng kinh tế và sức chi tiêu của người tiêu dùng chững lại, trong khi tỷ lệ thất nghiệp cao và giá cả hàng hóa tăng phi mã.

Báo cáo triển vọng thị trường hàng hóa mới nhất của WB cho biết trong hai năm qua, thế giới đã chứng kiến mức tăng giá năng lượng lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 cũng như mức tăng giá thực phẩm và phân bón lớn nhất kể từ năm 2008. Trong khi chi phí năng lượng và thực phẩm có xu hướng rời khỏi mốc kỷ lục, chúng vẫn được dự báo duy trì ở trên mức trung bình của 5 năm qua cho đến cuối năm 2024.

Căn cứ vào trình trạng gián đoạn hoạt động thương mại và sản xuất do tình hình chiến sự ở Ukraine, WB cảnh báo giá năng lượng sẽ tăng 50% trong năm nay. Tổ chức này nhận định giá dầu thô Brent sẽ cán ngưỡng trung bình 100 USD/thùng vào năm 2022, mức cao nhất kể từ năm 2013 và tăng hơn 40% so với năm 2021. Giá dầu sẽ giảm trở lại mức 92 USD vào năm 2023, song vẫn cao hơn mức trung bình của 5 năm là 60 USD một thùng.

Giá khí đốt của châu Âu sẽ cao gấp đôi vào năm 2022 so với năm 2021, trong khi giá than sẽ cao hơn 80%. WB ước tính giá lúa mì sẽ tăng hơn 40% trong năm nay, gây áp lực lên các nền kinh tế đang phát triển bị phụ thuộc vào nhập khẩu lúa mì từ Nga và Ukraine.

Ông Indermit Gill, Phó Chủ tịch WB, cho biết: “Nhìn chung, đây là cú sốc hàng hóa lớn nhất mà chúng ta từng trải qua kể từ những năm 1970. Cú sốc này đang trở nên trầm trọng hơn do sự gia tăng các hạn chế trong buôn bán thực phẩm, nhiên liệu và phân bón.

Theo ông, những diễn biến này đã bắt đầu dấy lên bóng ma về lạm phát đình trệ. Các nhà hoạch định chính sách nên tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng kinh tế trong nước và tránh những động thái gây hại cho nền kinh tế toàn cầu.

Nga là quốc gia xuất khẩu khí đốt tự nhiên và phân bón lớn nhất thế giới, đồng thời là nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai. Trong khi đó, Ukraine chiếm gần 33% xuất khẩu lúa mỳ toàn cầu, 19% xuất khẩu ngô và 80% kim ngạch xuất khẩu dầu hướng dương.

Việc sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng trên và các mặt hàng khác đã bị gián đoạn kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine vào ngày 24/2.

HOÀNG TRANG

;
cửa hàng yến sào uy tíncửa hàng yến sào uy tín đèn năng lượng mặt trời Phân Phối yến sào DXNEST Nguyên Chất, Giá Tốt iso whey zero công dụng của kẽm cho bé Thức ăn ướt Pate Tellme 130g yến sào khánh hòa Lifenest sữa tăng cường trí não cho bé trên 3 tuổi HIUP Quạt tích điện năng lượng mặt trời
.