Ngày 7/12, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố báo cáo cho thấy các công ty Mỹ và Trung Quốc đã thống lĩnh thị trường vũ khí toàn cầu năm 2019, trong khi khu vực Trung Đông lần đầu tiên có mặt trong danh sách 25 nhà sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới.
Theo SIPRI, ngành công nghiệp vũ khí Mỹ chiếm 61% doanh thu của 25 nhà sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới (Top 25), vượt trội hơn hẳn so với 15,7% của Trung Quốc. Tổng doanh thu của Top 25 trong năm 2019 tăng 8,5% lên mức 361 tỷ USD - gấp 50 lần ngân sách hàng năm dành cho các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ.
6 công ty Mỹ và 3 công ty Trung Quốc nằm trong danh sách 10 nhà sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới, trong khi tập đoàn BAE Systems của Anh giữ vị trí thứ 7. Các công ty của Mỹ gồm Lockheed Martin, Boeing, Northrop Grumman, Raytheon và General Dynamics nắm giữ 5 vị trí hàng đầu, trong khi AVIC, CETC và Norinco lần lượt xếp ở các vị trí thứ 6, 8 và 9. Tập đoàn L3Harris Technologies đứng ở vị trí thứ 10.
Giám đốc chương trình vũ khí và chi tiêu quân sự của SIPRI Lucie Beraud-Sudreau cho biết Mỹ đã thống lĩnh thị trường vũ khí toàn cầu trong nhiều thập kỷ, song trong trường hợp của Trung Quốc - nơi doanh thu của các công ty nước này đã tăng khoảng 5 lần trong năm ngoái.
Theo bà Berau-Sudreau, sự gia tăng này tương ứng với hoạt động triển khai những cuộc cải cách nhằm hiện đại hóa Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đang được thực hiện từ năm 2015.
Trong khi đó, bà Beraud-Sudreau đánh giá có một chút phân tán, nhưng khi gộp các công ty châu Âu lại với nhau thì sẽ đây cũng sẽ là một nhà sản xuất vũ khí có quy mô tương đương các tập đoàn của của Mỹ và Trung Quốc.
Airbus (châu Âu) đứng ở vị trí thứ 13 và Thales (Pháp) đứng ở vị trí thứ 14 có thể tự hào về sự hiện diện quốc tế mạnh mẽ nhất. 2 tập đoàn này đều có đại diện tại 24 quốc gia, với quy mô “phủ sóng” rộng rãi hơn cả Boeing của Mỹ.
Một điểm đáng chú ý khác là lần đầu tiên một nhà DN ở Trung Đông lọt vào danh sách 25 nhà sản xuất vũ khí hàng đầu thế giới. EDGE, một công ty từ UAE nằm ở vị trí thứ 22, chiếm 1,3% doanh thu của cả thế giới.
Theo chuyên gia nghiên cứu Pieter Wezeman của SIPRI, điều này cho thấy khu vực Trung Đông đang ngày càng có nhiều nhu cầu đối với các loại vũ khí nội địa để giảm sự phụ thuộc vào DN nước ngoài.
HẠNH NGUYÊN (Vietnam+)