Sự cạnh tranh giữa CIA và FBI

Thứ Sáu, 28/06/2019, 16:03 [GMT+7]
In bài này
.

Luôn có những chuyện xung đột giữa Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) và Cục Điều tra Liên bang (FBI) từ mấy chục năm nay và rất khó để gỡ ra được. Mâu thuẫn và xung đột giữa 2 cơ quan này từng nhiều lần biến thành cuộc đấu tranh nội bộ, thậm chí đe dọa đến sự an ninh của cả nước Mỹ.

Phù hiệu của FBI và  CIA.
Phù hiệu của FBI và CIA.

KHÁC VÀ GIỐNG NHAU

Trong con mắt của công chúng, điệp viên CIA và đặc vụ FBI trong các phim ảnh đã gây được ấn tượng vừa cao siêu vừa thần bí. Những người này giám sát, nghe lén, theo dõi và phát hiện... đều có phản ứng nhạy bén, hình như việc gì cũng có thể làm được? Công việc của họ được tiến hành bí mật chỉ khi kết quả được đưa ra ánh sáng thì công chúng mới biết đến tình tiết của sự việc.  

Đặc vụ của FBI thích lý tính cụ thể, không thích trừu tượng và tưởng tượng theo đuổi thứ có thể đong đếm được. Đối với FBI, thước đo của thành công là bắt được người và phá được án. Ngược lại, điệp viên của CIA theo đuổi tự do, tuy có sự quản lý nhưng cũng rất ít tuân thủ. Họ tập trung vào sự phát triển linh hoạt và sự bồi dưỡng lâu dài của mối quan hệ tình báo. Thước đo của thành công là sự dự đoán chính xác các tin tức tình báo.

Khi tuyển người, FBI coi trọng quy tắc, yêu cầu không có tiền án tiền sự. Thông qua một loạt các loại thử nghiệm bao gồm cả trắc nghiệm bản năng, trắc nghiệm nói dối. Nhân tài đặc vụ đa số được chọn từ các cơ quan thực thi pháp luật, quân đội, các trường cao đẳng của các tiểu bang trong nước Mỹ, với sứ mệnh là bắt kẻ xấu tống vào ngục. Còn đối với CIA là người đủ 18 tuổi, có văn bằng tốt nghiệp đại học, biết ít nhất một ngoại ngữ không cần thiết phải qua nhiều các cuộc trắc nghiệm bản lĩnh. Họ chủ yếu giúp Chính phủ Mỹ nhanh chóng biết được chính sách của nước khác sẽ thực thi và sắp thực thi có uy hiếp đến an ninh của nước Mỹ hay không?

Chuyên gia phân tích của CIA Jim Simon nói: “Đặc vụ của FBI và điệp viên CIA không thích cộng tác với nhau vì họ thực sự là 2 loại người khác nhau, điều này dẫn đến những khó khăn trong giao tiếp”. Còn chuyên gia tình báo John Parker nói: “Nếu hình tượng một chút mà nói, FBI cần phải thông qua sự chấp hành pháp luật để hoàn thành nhiệm vụ thì CIA đôi khi lại vi phạm pháp luật để hoàn thành nhiệm vụ”. Sự khác biệt sứ mệnh rất lớn giữa 2 cơ quan dẫn đến thu hút 2 loại người khác nhau và trong quá trình chấp hành nhiệm vụ dần dần tạo ra 2 cơ chế văn hóa khác nhau.

SỰ CẮN XÉ NỘI BỘ GÂY TỔN THƯƠNG

Trong lịch sử nước Mỹ, sự xung đột cơ chế văn hóa giữa FBI và CIA dẫn đến những tai hại nghiêm trọng. Một số nhà sử học nước Mỹ cho rằng  “có vấn đề trong liên lạc” giữa FBI và CIA đã tạo thành vụ ám sát Tổng thống Kennedy năm 1963. Sau sự kiện này, việc điều tra chân tướng sự việc không thu được kết quả là do sự đấu đá giữa 2 cơ quan. Tâm điểm của sự kiện này đặt lên người điệp viên Liên Xô đào ngũ Tymoshenko, FBI và CIA phát sinh xung đột vì Tymoshenko không trung thành.

Tymoshenko nói rằng, hung thủ Lee Oswald, kẻ ám sát John Kennedy đã được Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô (KGB) theo dõi nhưng không bao giờ chiêu mộ anh ta. Vấn đề này rất quan trọng, bởi vì nói KGB và Lee Oswald liên lạc với nhau sẽ có hàm ý rằng Liên Xô cũng có dính líu đến vụ ám sát ông Kennedy. Lúc này, FBI đã khống chế một điệp viên Liên Xô đào tẩu có biệt danh là “Fedora” để chứng thực lời nói của Tymoshenko. 

Nhưng điều phức tạp là cuối cùng “Fedora” bị cho là gián điệp 2 mang của Liên Xô mà trong đó CIA đã có lần chứng minh được rằng Tymoshenko đã nói dối trong vấn đề Oswald. Do vậy, cuộc xung đột đã xảy ra giữa 2 cơ quan tình báo Hoa Kỳ về sự trung thành của điệp viên Liên Xô đào tẩu. Cục Điều tra liên bang cho rằng lời nói của Tymoshenko là đúng sự thật, còn Cục tình báo Trung ương thì cho rằng anh ta nói dối để bảo vệ Moscow.

Năm 1970, FBI và CIA thông qua nhân chứng từ các nguồn khác nhau để chứng minh các phán đoán của mình. Khi xung đột đạt đến đỉnh cao thì Cục trưởng FBI lúc bấy giờ là Hoover gọi điện cho Tổng thống Nixon hỏi ông đánh giá thế nào về báo cáo điệp viên Oleg Lyalin mới chiêu mộ được của FBI (Oleg Lyalin là điệp viên KGB hoạt động ở London). Ông Nixon đã trả lời rằng ông không nhận được báo cáo nào cả. Ông Hoover lúc này mới phát hiện ra rằng ngay cả những phản gián của CIA cũng có những thông tin sai lệch. Hoover vô cùng tức giận. CIA luôn tìm cách làm giảm giá trị các nguồn tin của FBI.  

ĐÌNH THIÊM 

 
;
.