Những tỷ phú thiệt hại nặng nề nhất năm 2018
Người mất mát lớn nhất thế giới chính là nhà sáng lập kiêm CEO của Facebook Mark Zuckerberg khi mạng xã hội lớn nhất hành tinh trải qua một năm với nhiều bê bối đình đám.
MARK ZUCKERBERG
Một ngày sau khi Facebook báo cáo kết quả quý II đáng thất vọng vào tháng 7, cổ phiếu của công ty đã giảm 19%, xóa sổ 15,4 tỷ USD tài sản của nhà sáng lập kiêm CEO Zuckerberg.
Ông chủ Facebook Mark Zuckerberg là người Mỹ duy nhất nằm trong top 10 tỷ phú thiệt hại nặng nề nhất năm. |
Các yếu tố khác góp phần vào sự suy giảm của Facebook năm 2018 gồm: Quốc hội Mỹ mở phiên điều trần Zuckerberg về việc sử dụng dữ liệu của người dùng Facebook vào tháng 4 và tháng 11; Facebook đã trả tiền cho một công ty công cộng để đưa ra thông tin tiêu cực về George Soros, vị tỷ phú chỉ trích công ty truyền thông xã hội này.
Ông chủ Facebook Mark Zuckerberg là người Mỹ duy nhất nằm trong top 10 tỷ phú thiệt hại nặng nề nhất năm, với một nửa là người châu Á.
AMANCIO ORTEGA
Tăng trưởng đã chậm lại tại nhà bán lẻ quần áo Inditex, được đồng sáng lập bởi Ortega vào năm 1975 và được biết đến chủ yếu nhờ chuỗi thời trang nhanh Zara. Giá cổ phiếu Inditex giảm trong suốt cả năm.
GEORG SCHAEFFLER
Một thập kỷ sau khi Schaeffler Auto, thuộc sở hữu của Georg Schaeffler và mẹ của ông, tiếp quản công ty lốp xe và phụ tùng ô tô Continental AG (Đức), doanh số bán xe đã giảm tại châu Âu và Trung Quốc. Hồi tháng 11, Continental công bố tăng trưởng doanh số chỉ dưới 1% cho năm 2018 so với 8,5% trong năm 2017. Cổ phiếu của hãng cũng giảm khoảng 46% trong năm qua.
MÃ HÓA ĐẰNG (MA HUATENG)
2018 là một năm khó khăn đối với người khổng lồ internet Tencent, dẫn đầu bởi ông Mã, từng là người giàu nhất Trung Quốc. Cổ phiếu đã giảm hơn 25% sau khi công ty ngừng phê duyệt trò chơi mới và tình trạng giảm lợi nhuận hàng quý. Vào giữa tháng 12, Tencent đã niêm yết cổ phiếu của công ty con phát trực tuyến âm nhạc Tencent Music Entertainment trên thị trường chứng khoán New York.
CARLOS SLIM HELÚ
Một đồng USD mạnh hơn trong năm 2018 đã làm tổn thương các đồng tiền và thị trường mới nổi ở Mỹ Latinh, trong đó Slim Helú sở hữu America Movil, công ty viễn thông lớn nhất. Giá cổ phiếu của công ty đã giảm 19% trong năm qua.
JORGE PAULO LEMANN
Vào cuối tháng 10, Anheuser-Busch InBev, nơi Lemann là cổ đông kiểm soát, đã tuyên bố cắt giảm 50% cổ tức đề xuất cho năm 2018 sau khi báo cáo doanh số bán bia giảm. Ông Lemann cũng sở hữu cổ phần trong công ty thực phẩm và đồ uống Kraft Heinz, có thu nhập ròng giảm 33% trong quý III so với năm trước.
CHAROEN SIRIVADHANABHAKDI
Cổ phiếu của công ty đồ uống có cồn Thai Beverage đã giảm 39% trong năm qua trong bối cảnh lợi nhuận giảm. Công ty, trong đó Sirivadhanabhakdi có cổ phần kiểm soát, cho rằng một thị trường đồ uống có cồn trong nước khó khăn và người tiêu dùng có thu nhập thấp thận trọng hơn là lý do cho sự sụt giảm.
POLLYANNA CHU
Tập đoàn tài chính Kingston của doanh nhân Hồng Kông đã mất hơn 3/4 giá trị thị trường trong năm qua khi công ty dịch vụ tài chính và sòng bạc báo cáo lợi nhuận ròng giảm 35% trong 6 tháng tính đến tháng 9-2018.
VƯƠNG NGỤY (WANG WEI)
Biệt danh là “FedEx của Trung Quốc”, công ty dịch vụ giao hàng S.F Holding có cổ phiếu sụt giảm trong 12 tháng qua cùng với sự sụt giảm chung của các công ty thương mại điện tử lớn tại Trung Quốc. Ông Vương Ngụy, Chủ tịch S.F. Holding hiện sở hữu hơn 60% cổ phần công ty này.
CHU QUẦN PHI (CHU QUNFEI)
Người từng đoạt danh hiệu người phụ nữ tự lập giàu nhất thế giới, là một trong những nạn nhân dính đòn nặng của cuộc chiến thương mại: cổ phiếu của nhà sản xuất kính màn hình điện thoại thông minh Lens Technology của bà đã sụp đổ 64% trong năm qua. Một lệnh cấm của tòa án Trung Quốc trong tháng 12 này cấm bán các mẫu iPhone cũ có thể gây rắc rối thêm cho công ty.
THU HẰNG