Thí điểm điện gió ngoài khơi: 3 phương án lựa chọn nhà đầu tư

Thứ Tư, 24/07/2024, 19:18 [GMT+7]
In bài này
.

Bộ Công thương vừa có báo cáo về thực hiện Đề án nghiên cứu thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi, trong đó có phương án lựa chọn nhà đầu tư. Đề xuất giai đoạn đầu giao cho tập đoàn kinh tế Nhà nước thực hiện thí điểm.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với những lợi thế của mình là 1 trong 3 phương án được Bộ Công thương đề xuất tham gia thí điểm triển khai dự án điện gió. Trong ảnh: Thi công chân tháp điện gió ngoài khơi tại cảng của Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC).
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với những lợi thế của mình là 1 trong 3 phương án được Bộ Công thương đề xuất tham gia thí điểm triển khai dự án điện gió. Trong ảnh: Thi công chân tháp điện gió ngoài khơi tại cảng của Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC).

Bộ Công thương nhận định, điện gió ngoài khơi là lĩnh vực mới, có liên quan đến an ninh, chủ quyền biển đảo và còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc nên việc thực hiện các mục tiêu đặt ra nhiều thách thức. Vì vậy, đề án chỉ tập trung nghiên cứu phát triển điện gió ngoài khơi để phục vụ nhu cầu điện trong nước đến năm 2030 theo Quy hoạch điện VIII.

Bên cạnh đó, Việt Nam chưa có dự án điện gió ngoài khơi nào, chưa lường trước được xung đột giữa các ngành, lĩnh vực trong việc sử dụng chung không gian biển; những khó khăn, vướng mắc trong các quy định pháp luật và vấn đề khác.

Do đó, Bộ Công thương đặt ra quan điểm trong đề án là, trong giai đoạn đầu phát triển điện gió ngoài khơi tập trung giao các tập đoàn kinh tế Nhà nước làm thí điểm, tạo tiền đề để hoàn thiện quy định pháp luật.

Có 3 phương án giao tập đoàn kinh tế Nhà nước triển khai dự án thí điểm là: giao Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và giao Bộ Quốc phòng.

Tin, ảnh: HÀN GIANG

 
;
.