Áp dụng quy định mới trong quản lý, bảo trì công trình đường thủy nội địa từ tháng 11

Thứ Sáu, 26/08/2022, 20:12 [GMT+7]
In bài này
.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 54/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa và Nghị định số 08/2021/NĐ-CP ngày 28/1/2021 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa, có hiệu lực từ ngày 1/11/2022.

Theo Nghị định 54/2022/NĐ-CP, từ ngày 1/11/2022, điều chỉnh thẩm quyền quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.
Theo Nghị định 54/2022/NĐ-CP, từ ngày 1/11/2022, điều chỉnh thẩm quyền quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.

Theo quy định mới, cảng vụ thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến thủy nội địa (trừ bến khách ngang sông), khu neo đậu đã được công bố, cấp phép hoạt động trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia. Cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu có vùng đất, vùng nước vừa trên đường thủy nội địa quốc gia và đường thủy nội địa địa phương. Cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trong vùng nước cảng biển được Bộ GT-VT giao.

Cảng vụ thuộc Sở GT-VT hoặc cơ quan, đơn vị được UBND cấp tỉnh giao thực hiện tại địa phương chưa có tổ chức cảng vụ đường thủy nội địa trực thuộc Sở GT-VT thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến thủy nội địa (trừ bến khách ngang sông), khu neo đậu đã được công bố, cấp phép hoạt động trên đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương.

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trong vùng nước cảng biển thuộc địa giới hành chính của địa phương được Bộ GT-VT giao; Cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu theo quy định được Bộ trưởng Bộ GT-VT phân cấp theo quy định.

 Tin, ảnh: TRÀ NGÂN

 
;
.