Bộ VH-TT-DL đã quyết định công bố 23 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, gồm: Nghề làm muối ở Bạc Liêu (xã Vĩnh Hậu và Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình; xã Long Điền Đông, Điền Hải và Long Điền Tây, huyện Đông Hải). Lễ hội Tranh đầu pháo (TT.Quảng Uyên, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng). Hát ru của người Việt ở Cần Thơ (TP.Cần Thơ). Nau M’Pring của người M’Nông (huyện Tuy Đức, K’rông Nô, Đắk Mil, Đắk Rlấp, Đắk Song, Đắk G’long và Cư Jut, TX.Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông). Lễ Pang Phoóng của người Kháng (xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên). Lễ Nhảy lửa của người Dao Đỏ (xã Thượng Sơn, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang). Lễ hội Đền Quát (xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương). Lễ hội Đền, Đình Sượt (phường Thanh Bình, TP.Hải Dương). Lễ hội Bơi trải Đền, Chùa Ngọ Dương (xã An Hòa, huyện An Dương, TP.Hải Phòng).
Nghệ thuật trang trí trên trang phục người Pa Dí (huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai). Nghệ thuật trang trí trên trang phục người Dao Đỏ (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai). Nghi lễ Naox Lungx của người Mông (huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai). Nghi lễ Mo thổ công bản của người Tày; Lễ Cúng rừng của người Giáy (huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai). Nghi lễ Then Khoăn người Tày (huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai). Nghề làm nón lá Sai Nga (TT.Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ). Lễ Tết nhảy của người Dao Quần Chẹt (huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ). Lễ hội Bà Thu Bồn (xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên; xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam). Lễ hội Bà Phường Chào (xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam). Lễ hội Đua thuyền Tứ Linh (xã An Hải, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi).
Nghề làm bánh Pía (xã Phú Tâm, Thuận Hòa và xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng). Nghi lễ Mạng Ma của người Xinh Mun Dạ. Nghi lễ Kin Pang Then của người Thái Trắng.
XUÂN NGUYỄN