.

Cuộc sống ở lục địa quanh năm lạnh giá

Cập nhật: 20:42, 10/07/2020 (GMT+7)

Châu Nam Cực là lục địa lớn thứ 5 về diện tích, sau châu Á, châu Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ.

Nhóm khách đi thuyền hướng tới bờ một bán đảo ở châu Nam Cực vào tháng 2/2020. Ảnh: Michelle Sole/Shutterstock.
Nhóm khách đi thuyền hướng tới bờ một bán đảo ở châu Nam Cực vào tháng 2/2020. Ảnh: Michelle Sole/Shutterstock.

Nhiệt độ thường xuyên ở mức -600C khiến châu Nam Cực là lục địa lạnh nhất thế giới và không có cư dân sinh sống.

Mùa đông ở châu Nam Cực kéo dài từ tháng 3-10 hàng năm và hiện tại tháng 7, 8 là thời điểm lạnh nhất. Nhiệt độ trung bình vào mùa đông thường -60 tới -650C và có năm Châu Nam Cực ghi nhận ngày lạnh nhất là 21/7/1983 với nhiều chỗ hạ tới -980C.

Châu Nam Cực được mệnh danh là “cực gió của thế giới”. Các con gió nơi đây được gọi là “gió sát thủ”. 98% châu Nam Cực bị phủ bởi lớp băng dày ít nhất 1,9km. Có nơi dày 3,5km. Trong khi đó, ở Bắc Cực, lớp băng lạnh này chỉ dày từ 2m đến 4m.

Châu Nam Cực là nơi duy nhất trên Trái Đất không có loài bò sát sinh sống. Tại một số vùng ở châu Nam Cực đã không có mưa hoặc tuyết suốt 2 triệu năm trở lại đây.

Ở châu Nam Cực, có hệ thống sinh vật biển khá phong phú sinh sống. Điển hình là hải cẩu, cá voi, chim cánh cụt và các loài nhuyễn thể giàu protein khác (trai, sò, ốc, hến...).

Có thể coi Nam Cực như là vương quốc của loài chim cánh cụt. Chính điều kiện sống khắc nghiệt với cái lạnh cắt da cắt thịt ở nơi đây đã làm “tối thiểu hóa” số lượng các loài ăn thịt, khiến nơi đây thực sự trở thành thiên đường của loài chim thích bơi lội này. Có khoảng 19 loài chim cánh cụt sinh sống ở châu Nam Cực. Trong đó, loài lớn nhất là chim cánh cụt hoàng đế.

Trong khi chim cánh cụt là kẻ ngự trị trên lục địa, thì cá voi sát thủ lại chính là bá chủ của vùng biển Nam Cực. Loài cá voi sát thủ ở đây sống thành từng đàn lớn với khoảng 40 cá thể. Bên cạnh những con mồi dưới nước truyền thống, mục tiêu của cá voi sát thủ Nam Cực còn là lượng chim cánh cụt vốn rất dồi dào và các loại động vật khác ở châu lục này như hải cẩu, báo biển…

Cứ 60 năm một lần, ở Nam Cực và Bắc Cực lại xuất hiện hiện tượng kỳ lạ: nửa năm sáng-nửa năm tối. Đây là hiện tượng khí hậu và vật lý chỉ có ở khu vực vĩ độ cao nhất của trái đất do quá trình trái đất tự chuyển động quanh trục của nó, đồng thời quay xung quanh mặt trời tạo thành.

Châu Nam Cực là châu lục duy nhất trên thế giới chưa có cư dân sinh sống. Chỉ có một số chuyên gia khoa học thuộc các quốc gia khác nhau tới đây làm việc trong những khoảng thời gian ngắn. Số người này mỗi năm chỉ có khoảng 2.000 người.

HÀ ANH

 
.
.
.