Tìm giải pháp hạn chế phát sinh tranh chấp lao động

Thứ Ba, 22/10/2024, 13:46 [GMT+7]
In bài này
.

Sáng 22/10, tại TP.Bà Rịa, LĐLĐ tỉnh tổ chức chương trình tọa đàm “Giải pháp hạn chế tranh chấp lao động tập thể và cá nhân trên địa bàn tỉnh”. 

 Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lê Văn Hòa, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nguyễn Châu Trinh và Trưởng Ban Chính sách pháp luật lao động Nguyễn Trung Ngạn chủ trì tọa đàm.
Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lê Văn Hòa, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nguyễn Châu Trinh và Trưởng Ban Chính sách pháp luật và quan hệ lao động Nguyễn Trung Ngạn chủ trì tọa đàm.

Bà Rịa - Vũng Tàu là vùng trọng điểm kinh tế phía nam, phát triển năng động. Thời gian qua, cùng với sự phát triển lớn mạnh của DN, lực lượng lao động trên địa bàn Bà Rịa - Vũng Tàu ngày càng tăng, quan hệ lao động không ngừng chuyển biến đa dạng.

Tính từ năm 2019 - 2024, Bà Rịa - Vũng Tàu xảy ra 15 vụ tranh chấp lao động dẫn đến ngừng việc tập thể với 3.541 lượt công nhân tham gia. Riêng 9 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh xảy ra 4 vụ ngừng việc tập thể với 1.150 lượt công nhân tham gia. Hầu hết, các vụ tranh chấp lao động và ngừng việc xảy ra tại các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm 87,5%. 

Các đại biểu đã được nghe các ý kiến chia sẻ, đóng góp về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình giải quyết các vụ tranh chấp lao động tập thể và cá nhân trên địa bàn tỉnh.
Các đại biểu được nghe các ý kiến chia sẻ, đóng góp về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

Tuy nhiên, với sự vào cuộc nhanh chóng, đồng bộ hiệu quả của các cấp, các ngành, các DN, các vụ tranh chấp đều được giải quyết nhanh chóng, bảo đảm an ninh trật tự. Quan hệ lao động tại Bà Rịa- Vũng Tàu được xem là tích cực nhất trong các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong đó, các cấp Công đoàn đã chủ động, trách nhiệm khi tham gia giải quyết các vụ tranh chấp lao động.

Bà Phạm Thị Hương, Chủ tịch LĐLĐ huyện Châu Đức đề xuất giải pháp phối hợp giải quyết tranh chấp lao động thời gian tới.
Bà Phạm Thị Hương, Chủ tịch LĐLĐ huyện Châu Đức đề xuất giải pháp phối hợp giải quyết tranh chấp lao động thời gian tới.

Phát biểu đề dẫn, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nguyễn Châu Trinh nhấn mạnh, dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ nhưng hoạt động của DN vẫn gặp nhiều khó khăn, xu hướng thu hẹp quy mô sản xuất, lực lượng lao động liên tục biến động… tạo nhiều áp lực và ảnh hưởng đến quan hệ lao động trên địa bàn tỉnh.

Vì thế, thời gian tới, việc ổn định quan hệ lao động, hạn chế phát sinh tranh chấp lao động, nhất là tranh chấp lao động tập thể để tập trung mọi nguồn lực cho sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế địa phương đang là yêu cầu cấp thiết đối với các cấp, các ngành và đời sống người lao động.

Tại chương trình tọa đàm, các đại biểu đã được nghe các ý kiến chia sẻ, đóng góp về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình giải quyết các vụ tranh chấp lao động. Đồng thời, thẳng thắn nhìn nhận thuận lợi, khó khăn trong quá trình phối hợp giải quyết các vụ tranh chấp lao động tại đơn vị, DN. Trao đổi về các giải pháp nhằm thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc trong thời gian tới, nhất là tổ chức hội nghị người lao động, đối thoại tại DN; công tác nắm bắt tình hình dư luận xã hội, những bức xúc, thắc mắc của NLĐ.

Ông Nguyễn Phi Hùng, Trưởng Phòng Lao động, việc làm, tiền lương (Sở LĐTBXH) chia sẻ nhiều giải pháp trong hạn chế tranh chấp lao động trên địa bàn tỉnh.
Ông Nguyễn Phi Hùng, Trưởng Phòng Lao động, việc làm, tiền lương (Sở LĐTBXH) chia sẻ nhiều giải pháp trong hạn chế tranh chấp lao động trên địa bàn tỉnh.
Quan hệ lao động tại Bà Rịa- Vũng Tàu được xem là tiêu biểu nhất trong các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Quan hệ lao động tại Bà Rịa- Vũng Tàu được xem là tiêu biểu nhất trong các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Tọa đàm còn là dịp để cán bộ công đoàn xem xét kiến nghị các ngành, các cấp và các đơn vị có liên quan trong việc phối hợp giải quyết kịp thời các vụ tranh chấp lao động xảy ra, nhằm đảm bảo tình hình an ninh, trật tự tại địa phương.

Tin, ảnh: NHÃ UYÊN

 

;
.