Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong 5 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng. Đây được xem là nguyên tắc căn bản chi phối các nguyên tắc khác. Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ sẽ góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ngày càng trong sạch, vững mạnh toàn diện.
Ông Phạm Viết Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tiếp thu những góp ý tâm huyết của các vị nguyên lãnh đạo tỉnh với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh tại buổi gặp gỡ nguyên lãnh đạo tỉnh nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. |
Phát huy trí tuệ và sức mạnh tập thể
Bà Nguyễn Thị Yến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cho biết, việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ đã góp phần cho việc lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện. Trong năm 2022, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước và sự vào cuộc quyết liệt, kịp thời của cả hệ thống chính trị; sự tin tưởng, ủng hộ, tham gia tích cực của người dân, cộng đồng doanh nghiệp, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ “vừa tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội”, với nhiều chỉ tiêu đạt và vượt Nghị quyết đề ra.
Cụ thể, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 390.293 tỷ đồng, tăng 7,15% so với cùng kỳ; trong đó tổng sản phẩm nội địa (GRDP) trừ dầu khí tăng 8,57% so với cùng kỳ - là mức tăng cao nhất của tỉnh giai đoạn hơn 10 năm gần đây. GRDP trừ dầu khí bình quân/người/năm 7.497 USD, tăng 10,32% so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách hơn 112 ngàn tỷ đồng, đạt 156,6% dự toán, tăng 27,8% so với cùng kỳ. Cảng biển, logistics, hạ tầng giao thông kết nối tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ. Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải tăng 6,58% so cùng kỳ.
Năm 2023, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp tiếp tục thực hiện toàn diện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng, nhằm phục vụ tốt yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng. Nhất là trong triển khai thực hiện đầu tư, giải ngân vốn đầu tư công, quản lý đất đai, quy hoạch, xây dựng, mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế... Kịp thời phát hiện, giải quyết từ sớm, ngăn ngừa vi phạm từ đầu.
Ông Võ Văn Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy
|
Song song đó, lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, thể dục thể thao được quan tâm, chú trọng, dần ngang tầm với phát triển kinh tế, đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ của người dân. Công tác an sinh xã hội được triển khai kịp thời, hiệu quả, thiết thực. Chất lượng cuộc sống người dân ngày càng nâng cao. Các chính sách đối với người có công, dân tộc, tôn giáo, chăm sóc người cao tuổi, bảo vệ trẻ em, vì sự tiến bộ của phụ nữ, bình đẳng giới được quan tâm chỉ đạo sát sao. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định…
Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng
Theo bà Nguyễn Thị Yến, để tiếp tục hoàn thiện cơ chế thực thi nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng, Tỉnh ủy tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020-2025; tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Kế hoạch số 100-KH/TU, ngày 22/01/2022 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.
Kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” gắn với Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm các nghị quyết, quy định, quy chế... của Trung ương về công tác tổ chức cán bộ, tổ chức đảng, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ, kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng; tiến hành sơ, tổng kết các văn bản của Trung ương, của tỉnh theo đúng quy định.
Các cấp ủy chú trọng hoàn thiện và tổ chức thực hiện quy chế làm việc bảo đảm tính dân chủ và khoa học; hoàn thiện các quy chế như quy chế lãnh đạo công tác cán bộ, quy chế lãnh đạo công tác tài chính, quy chế về công tác chính sách... Khi đã ban hành quy chế, mọi hoạt động của cấp ủy phải dựa vào quy chế, phải coi quy chế là căn cứ tiêu chuẩn để đánh giá vai trò, trách nhiệm, hiệu lực của công tác lãnh đạo, chỉ đạo.
Các tổ chức Đảng duy trì và tiếp tục nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ theo Chỉ thị số 10-CT/TW, ngày 30/3/2007 của Bộ Chính trị. Cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy và mỗi đảng viên phải gương mẫu thực hiện nhiệm vụ, tự giác, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm trong thực thi công vụ, trong sinh hoạt, lối sống và các mối quan hệ trong cơ quan, ngoài xã hội; giữ vững nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao tính chiến đấu trong sinh hoạt cấp ủy và tổ chức đảng; thực hiện nghiêm việc tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng, gắn với việc tu dưỡng, rèn luyện, nêu gương của cán bộ, đảng viên…
Ngay từ đầu các nhiệm kỳ, Tỉnh ủy đã ban hành Quy chế làm việc và thông báo phân công nhiệm vụ của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh ủy nhằm phân công trách nhiệm cụ thể cho các Ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo trên từng lĩnh vực công tác, địa bàn cơ sở.
Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực Tỉnh ủy thường xuyên tổ chức các hội nghị giao ban theo đúng nội dung và thời gian của Quy chế làm việc đã ban hành. Cụ thể, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh theo dõi và cho ý kiến về những định hướng lớn trong chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; về những chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp lớn và những cân đối chủ yếu trong kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội hàng năm và 5 năm.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi và cho ý kiến về quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, địa bàn trọng yếu, chủ trương huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển; chủ trương đầu tư một số dự án quan trọng, sử dụng nhiều diện tích đất hoặc có ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều đối tượng xã hội; chủ trương thực hiện các nhiệm vụ trọng yếu bảo đảm quốc phòng, an ninh và giữ vững ổn định chính trị- xã hội ở địa phương; chỉ đạo các chương trình, kế hoạch và hoạt động đối ngoại lớn ở địa phương; chỉ đạo việc ký kết và thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh, cải cách hành chính, bảo đảm việc triển khai các nhiệm vụ được thống nhất, hiệu quả.
|
PHÚC LƯU