Xây dựng cơ chế để xây dựng một hệ sinh thái công nghiệp hiện đại

Thứ Tư, 27/07/2022, 14:38 [GMT+7]
In bài này
.

Sáng 27/7, Đoàn công tác của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Xây dựng Đề án “Chủ trương, chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do ông Trần Tuấn Anh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án làm Trưởng Đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Tham gia Đoàn còn có ông Vũ Hải Quân, Uỷ viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh; Nguyễn Đức Hiển; Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Tổ Trưởng Tổ Biên soạn Đề án; lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương.

Ông Trần Tuấn Anh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại buổi làm việc.
Ông Trần Tuấn Anh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại buổi làm việc.

Về phía tỉnh, tiếp và làm việc với Đoàn có ông Phạm Viết Thanh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; bà Nguyễn Thị Yến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; các Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; lãnh đạo HĐND - UBND tỉnh và các sở, ngành.

Ông Phạm Viết Thanh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh nhận định, việc xây dựng Đề án phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá là thực sự cần thiết để xây dựng một hệ sinh thái công nghiệp hiện đại.
Ông Phạm Viết Thanh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh nhận định, việc xây dựng Đề án phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá là thực sự cần thiết để xây dựng một hệ sinh thái công nghiệp hiện đại.

Báo cáo do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Tuấn trình bày chỉ rõ, tính đến năm 2020, quy mô nền kinh tế của tỉnh bao gồm cả dầu khí (theo giá hiện hành) đạt 309.730 tỷ đồng, gấp 6,6 lần so với năm 2001. Cơ cấu kinh tế trừ dầu khí chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp. Đến năm 2022, GRDP bình quân đầu người của tỉnh cả dầu khí đạt 12.958 USD. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngoài chú trọng xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại còn đặc biệt quan tâm đến bảo đảm an sinh - xã hội, môi trường và các yêu cầu phát triển bền vững trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Tuấn trình bày báo cáo về tình hình phát triển công nghiệp hoá - hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh trong 20 năm qua.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Tuấn trình bày báo cáo về tình hình phát triển công nghiệp hoá - hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh trong 20 năm qua.

Tại buổi làm việc, các thành viên đoàn công tác đã đặt ra một số vấn đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung; công nghiệp hoá – hiện đại hoá nói riêng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu như: quy hoạch phát triển của các ngành trọng điểm của tỉnh để có chính sách ưu đãi “đúng, trúng”, không dàn trải; các giải pháp phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh; xây dựng các chương trình nghiên cứu khoa học ứng dụng đổi mới sáng tạo; đào tạo và thu hút nguồn nhân lực công nghệ cao…

Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Tổ trưởng Tổ Biên tập Đề án nếu ra một số vấn đề cần giải quyết, làm rõ trong phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh.
Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Tổ trưởng Tổ Biên tập Đề án nếu ra một số vấn đề cần giải quyết, làm rõ trong phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh.

Tiếp đến, các Uỷ viên Ban Thường vụ, lãnh đạo HĐND – UBND tỉnh và các sở, ngành của tỉnh đã thông tin, đề xuất các kiến nghị về giải pháp phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh, liên quan đến các nội dung như hoàn thiện thể chế, hạ tầng giao thông liên kết vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; có chiến lược hỗ trợ các DN vừa và nhỏ đóng góp tích cực vào công nghiệp hoá – hiện đại hoá.

Ông Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cho rằng, tỉnh cần xây dựng được các chương trình nghiên cứu khoa học ứng dụng, đổi mới sáng tạo đồng bộ để tạo động lực cho phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Ông Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cho rằng, tỉnh cần xây dựng được các chương trình nghiên cứu khoa học ứng dụng, đổi mới sáng tạo đồng bộ để tạo động lực cho phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Đặc biệt, Bí thư Tỉnh uỷ Phạm Viết Thanh nhận định, chủ trương xây dựng một đề án phát triển công nghiệp hoá – hiện đại hoá là thực sự cần thiết: “Tại Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sở hữu nhiều lợi thế mà không nhiều nơi ở Đông Nam Á và cả châu Á có được để xây dựng một hệ sinh thái công nghiệp hiện đại. Do đó, việc xây dựng một cơ chế, chính sách tiên tiến để biến những lợi thế này thành cơ hội, thành động lực cho công nghiệp hoá – hiện đại hoá là thực sự cần thiết. Và những cơ chế này sẽ giúp Bà Rịa – Vũng Tàu đóng góp tích cực hơn vào sự phát triển chung không chỉ của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam mà còn của cả nước”, ông Phạm Viết Thanh nhấn mạnh.

Bà Nguyễn Thị Yến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh nhấn mạnh đến vai trò của cảng Cái Mép - Thị Vải đến sự phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh.
Bà Nguyễn Thị Yến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh nhấn mạnh đến vai trò của cảng Cái Mép - Thị Vải đến sự phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, ông Trần Tuấn Anh ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu mà tỉnh BR-VT đã đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công nghiệp hoá – hiện đại hoá nói riêng. Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng đánh giá cao những định hướng phát triển của tỉnh được đưa vào nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII vừa qua. Trong đó, nhấn mạnh đến việc văn hoá, con người là chủ thể, trung tâm của phát triển, trong đó có công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng đánh giá cao các kiến nghị của lãnh đạo tỉnh BR-VT khi cho rằng, đây là những điều xuất phát từ thực tiễn phát triển của địa phương. Ông đề nghị các thành viên trong Tổ biên tập Đề án “Chủ trương, chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” nghiên cứu, tiếp thu kỹ lưỡng để đưa vào Đề án.

THẢO – VINH – THẮNG

;
.