Đề xuất các nhóm giải pháp thực hiện kế hoạch tài chính, kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025

Thứ Sáu, 23/07/2021, 15:16 [GMT+7]
In bài này
.

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ Nhất Quốc hội khóa XV, sáng 23/7, Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tham gia thảo luận tại 2 tổ 16 và 19 cùng các Đoàn ĐBQH tỉnh, thành: Tiền Giang, An Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Cà Mau, Cần Thơ và Đồng Nai về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025.

Bà Nguyễn Thị Yến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Ủy viên Ủy ban Tài chính-Ngân sách Quốc hội khoá XV phát biểu thảo luận tại Tổ đại biểu số 16 xoay quanh các nội dung về Kế hoạch tài chính quốc gia, Kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm, giai đoạn 2021 – 2025. Ảnh CHÂU VŨ.
Bà Nguyễn Thị Yến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Ủy viên Ủy ban Tài chính-Ngân sách Quốc hội khoá XV phát biểu thảo luận tại Tổ đại biểu số 16 xoay quanh các nội dung về Kế hoạch tài chính quốc gia, Kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm, giai đoạn 2021 – 2025. Ảnh CHÂU VŨ.

Phát biểu thảo luận, bà Nguyễn Thị Yến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Ủy viên Ủy ban Tài chính-Ngân sách Quốc hội Khoá XV cơ bản thống nhất với Báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch tài chính quốc gia, Kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm 2016-2020 và Kế hoạch tài chính quốc gia, Kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm 2021-2025 cùng báo cáo thẩm tra của Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội.

Đối với Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia, theo bà Nguyễn Thị Yến, trong giai đoạn 2016 - 2020, Chính phủ quản lý điều hành nền tài chính quốc gia đạt nhiều kết quả tích cực so với giai đoạn trước. Cụ thể, về xây dựng tổ chức thực hiện thể chế, Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành 6 Luật, 23 Nghị quyết; trình Ban Thường vụ Quốc hội ban hành 10 Nghị quyết; Chính phủ ban hành 159 Nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành 42 Quyết định và 795 Thông tư, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc điều chỉnh các quan hệ tài chính quốc gia chính sách pháp luật, các mục tiêu thu, chi, cơ cấu lại NSNN. Cùng với đó, các mục tiêu thu, chi, cơ cấu lại NSNN, nợ công đạt kết quả toàn diện, cơ bản đạt và vượt các mục tiêu tại Nghị quyết số 25 của Quốc hội và Nghị quyết số 07 của Bộ Chính trị, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo dư địa thực hiện các chính sách hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, kịp thời ứng phó trước đại dịch COVID-19.

Đối với Kế hoạch vay và trả nợ công, bà Nguyễn Thị Yến đánh giá: “Thể chế quản lý nợ công đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ quan tâm hoàn thiện. Các chỉ tiêu an toàn nợ công được kiểm soát tốt, nằm trong giới hạn trần nợ được Quốc hội phê chuẩn và có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2016-2021, góp phần đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và bồi đắp dư địa chính sách tài khóa”.

KHÁNH CHI

 

;
.