Trắng đêm canh rùa đẻ trứng

Thứ Năm, 27/03/2025, 12:34 [GMT+7]
In bài này
.

Côn Đảo còn là nơi đầu tiên ở Việt Nam thực hiện thành công chương trình bảo tồn rùa biển. Thời điểm hiện tại đã bắt đầu vào mùa rùa lên bờ làm tổ đẻ trứng.

Những năm gần đây, Vườn Quốc gia Côn Đảo cứu hộ trên 1.000 tổ trứng rùa biển mỗi năm, tổ chức ấp nở nhân tạo và thả trên 150.000 cá thể rùa con về biển.

Để có được thành công này, phải kể đến những đóng góp thầm lặng của lực lượng Kiểm lâm thuộc Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo. Những người được ví như “bà đỡ”, làm hồi sinh, nảy nở loài rùa biển quý hiếm.

Cuối tháng 3, rùa mẹ đã bắt đầu lên bờ đẻ trứng. Và cao điểm của mùa rùa đẻ trứng rơi vào khoảng tháng 5 đến tháng 8. Và thưa dần khi sang tháng 11.

Thời gian này, tại các bãi biển thuộc Vườn Quốc gia Côn Đảo, hàng trăm cá thể rùa biển sẽ lên bờ đẻ trứng. Trong đó hòn Bảy Cạnh chiếm khoảng 80% số lượng rùa biển đẻ trứng ở Côn Đảo.

Theo Ban Quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo, tổng lượng khách quý 1 năm 2025 là 7.859 lượt, trong đó khách quốc tế 3.547 lượt chiếm 45% tổng lượng khách tham quan VQG Côn Đảo. Du khách đến Vườn quốc gia Côn Đảo phần lớn trải nghiệm các hoạt động về rùa biển như: xem rùa đẻ trứng ban đêm, thả rùa con về biển vào buổi sáng, tham quan hồ ấp trứng rùa và tìm hiểu công tác bảo tồn rùa. 

QUANG VŨ VÀ VƯỜN QUỐC GIA CÔN ĐẢO (thực hiện)

Rùa mẹ sẽ chọn một khu vực cát mịn gần các lùm cây rồi dùng hai chân trước của mình đào tổ, sau đó dùng hai chân sau đào một lỗ sâu chừng 50 - 60cm, rộng khoảng 20 cm và bắt đầu đẻ trứng. Trong ánh đèn pin sáng nhẹ, du khách sẽ được thấy từng quả trứng rùa tròn và trắng như bóng bàn rơi xuống lỗ. Sau khi lấp xong tổ trứng, rùa biển lại tiếp tục dùng chân trước lấp xung quanh ổ với chiều dài 5 - 6 m để xóa dấu vết và ngụy trang cho tổ trứng của mình.
Rùa mẹ chọn một khu vực cát mịn gần cây bụi rồi dùng hai chân trước đào tổ, sau đó dùng 2 chân sau đào một lỗ sâu chừng 50 - 60cm, rộng khoảng 20 cm và bắt đầu đẻ trứng. Trong ánh đèn pin sáng nhẹ, du khách sẽ được thấy từng quả trứng rùa tròn và trắng như bóng bàn rơi xuống. Sau khi lấp xong tổ trứng, rùa biển lại tiếp tục dùng chân trước lấp xung quanh tổ với chiều dài 5 - 6 m để ngụy trang cho tổ trứng của mình.

 

Với tập tính của loài rùa biển thường lên bờ đẻ trứng vào ban đêm, vì thế lực lượng kiểm lâm sẽ phải thức trắng đêm để theo dõi hỗ trợ rùa mẹ đẻ trứng rồi di dời toàn bộ số trứng về hố ấp nhân tạo, đảm bảo an toàn cho những quả trứng rùa, tránh bị thủy triều dâng hoặc các loài động vật khác xâm hại.
Rùa biển thường lên bờ đẻ trứng vào ban đêm, vì thế lực lượng kiểm lâm sẽ phải thức trắng đêm để theo dõi hỗ trợ rùa mẹ đẻ trứng. Sau đó, cán bộ kiểm lâm sẽ đưa toàn bộ số trứng về hố ấp nhân tạo

 

Rùa biển rất nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng trắng, nên tất cả hoạt động của lực lượng kiểm lâm đều phải thực hiện trong bóng tối với sự hỗ trợ từ đèn chuyên dụng. Mỗi cá thể rùa mẹ lên bờ làm tổ, sẽ đẻ trung bình từ 80 đến 120 quả trứng.
Rùa biển rất nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng trắng, nên tất cả hoạt động của lực lượng kiểm lâm đều phải thực hiện trong bóng tối với sự hỗ trợ từ đèn chuyên dụng. Mỗi cá thể rùa mẹ lên bờ làm tổ, sẽ đẻ trung bình từ 80 đến 120 quả trứng.

 

Một rùa mẹ trung bình đẻ được khoảng 80 trứng, nhưng cũng có trường hợp đẻ hơn 200 trứng tại Côn Đảo. Trứng được ấp trong vòng 6 giờ. Khi đưa về, một nửa số trứng sẽ được cho vào hồ có nhiều ánh sáng, nửa còn lại cho vào hồ ấp được phủ tấm lưới chống nắng bên trên. Việc này chính là để cân bằng “giới tính” cho rùa con khi nở, bởi rùa biển có thể điều chỉnh được đực - cái nhờ tác động của ánh sáng và nhiệt độ khi ấp. Khoảng 45 - 60 ngày sau khi đưa về tổ ấp, trứng sẽ nở thành rùa con.
Một rùa mẹ trung bình đẻ được khoảng 80 trứng, nhưng cũng có trường hợp đẻ hơn 200 trứng tại Côn Đảo. Trứng được ấp trong vòng 6 giờ. Khoảng 45 - 60 ngày sau khi đưa về tổ ấp, trứng sẽ nở thành rùa con.

 

Hàng ngày lực lượng kiểm lâm trên hòn Bảy Cạnh phải làm nhiệm vụ đeo thẻ, đeo máy định vị vệ tinh, đo đạc kích thước; bảo vệ sinh cảnh làm tổ và các tổ trứng; san lấp, vệ sinh bãi đẻ; di dời các tổ trứng đến nơi an toàn, kiểm tra và thả rùa con về biển.
Hàng ngày lực lượng kiểm lâm trên hòn Bảy Cạnh phải làm nhiệm vụ đeo thẻ, đeo máy định vị vệ tinh, đo đạc kích thước; bảo vệ sinh cảnh làm tổ và các tổ trứng; san lấp, vệ sinh bãi đẻ; di dời các tổ trứng đến nơi an toàn, kiểm tra và thả rùa con về biển.

 

Vào mùa cao điểm, Vườn quốc gia Côn Đảo phải tuyển thêm cả lực lượng tình nguyện viên tham gia bảo vệ rùa biển.
Vào mùa cao điểm, Vườn quốc gia Côn Đảo phải tuyển thêm cả lực lượng tình nguyện viên tham gia bảo vệ rùa biển.

 

Sau khi nở thành con, rùa con được thả về với biển. Trong ảnh: Khách du lịch thích thú trải nghiệm thả rùa con về biển tại hòn Bảy Cạnh, một trong những hòn có lượng rùa lên bờ đẻ trứng nhiều nhất Việt Nam
Sau khi nở thành con, rùa con được thả về với biển. Trong ảnh: Khách du lịch thích thú trải nghiệm thả rùa con về biển tại hòn Bảy Cạnh, nơi có số lượng rùa lên bờ đẻ trứng nhiều nhất Việt Nam.

 

;
.