Linh thiêng đêm Côn Đảo

Thứ Ba, 19/07/2022, 10:31 [GMT+7]
In bài này
.

Những ngày tháng 7, đến đất thiêng Côn Đảo, Đoàn lãnh đạo, nguyên lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, các cựu tù, thân nhân liệt sĩ đã cùng dâng hương và thắp nến tri ân tưởng niệm những Anh hùng Liệt sĩ đã hy sinh tại Nghĩa trang Hàng Dương.

Dưới đây là những hình ảnh bình yên mà phóng viên Báo Bà Rịa-Vũng Tàu đã ghi nhận tại lễ dâng hương và thắp nến tri ân tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ đã nằm lại ở Côn Đảo huyền thoại.

Tại lễ tưởng niệm tối 16/7, những bản hát khúc hùng ca về chiến công của các anh hùng liệt sĩ đã không quản gian khổ, hy sinh thân mình để bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc. Lời bài hát “Linh thiêng Việt Nam” như lời nguyện cầu: “Về đây, về đây, các anh ơi, xin hãy về đây…”

Tại lễ tưởng niệm tối 16/7, những bản hát khúc hùng ca về chiến công của các anh hùng liệt sĩ đã không quản gian khổ, hy sinh thân mình để bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc. Lời bài hát “Linh thiêng Việt Nam” như lời nguyện cầu: “Về đây, về đây, các anh ơi, xin hãy về đây…”

Hàng ngàn ngọn nến đã được thắp lên trước các phần mộ tại nghĩa trang Hàng Dương, bày tỏ lòng tri ân và biết ơn trước công lao hy sinh to lớn của các anh hùng liệt sĩ đã nằm lại ở Côn Đảo.

Nghĩa trang Hàng Dương thuộc Khu di tích lịch sử Côn Đảo, một trong những di tích lớn nhất, lâu đời nhất và đặc biệt quan trọng của Quốc gia. Nơi đây hiện có 1.913 ngôi mộ, chia thành 4 khu: A, B, C, D. Trong đó khu vực A, B, C là các nghĩa trang cũ, và D là diện tích khu mộ mới được thiết lập. Trong số 1.913 ngôi mộ trong các ngôi mộ nghĩa trang chỉ 793 có tên địa chỉ cụ thể, số còn lại là những ngôi mộ vô danh. Đây cũng là nơi an nghỉ của nhiều nhà yêu nước Nguyễn An Ninh, ngôi mộ của ông Lê Hồng Phong, nữ Anh hùng Võ Thị Sáu…

Trong 113 năm tồn tại của nhà tù Côn Đảo (1862-1975), mệnh danh là “địa ngục trần gian”, tay sai của thực dân, đế quốc đã giam cầm hàng chục ngàn tù nhân. Trong số đó đã có hơn 20.000 người đã chết vì bị tra tấn với phương thức tàn bạo.

Có thể nói, xác các tù nhân bị chôn vùi gần như ở khắp mọi nơi trong nghĩa trang Hàng Dương. Sau đó, do cuộc đấu tranh khốc liệt của các tù nhân, những người chết mới có một bia mộ mới bằng xi măng và một vài hòn đá trên nắm mộ.

Cũng chính tại nơi đây, các chiến sĩ cách mạng đã thể hiện ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất, giữ vững khí tiết của người Cộng sản. Giờ đây, Côn Đảo đã trở thành một địa danh linh thiêng, địa chỉ đỏ để các thế hệ hướng về. Côn Đảo là minh chứng về sức mạnh Việt Nam, tinh thần Việt Nam, ý chí Việt Nam kiên cường vượt qua gian nan để hồn hậu, bao dung bước tiếp.

Thắp nén nhang và đặt nến trước bia mộ liệt sĩ Nguyễn Văn Trí, hy sinh năm 1957, ông Nguyễn Kim Quang (66 tuổi) cho biết đây là mộ của cha mình. Cha ông từng là ủy viên thường vụ tỉnh Gia Định (nay thuộc TP.Hồ Chí Minh) và hy sinh khi bị biệt giam lúc ông mới 1 tuổi.

“Chứng kiến Côn Đảo hồi sinh mạnh mẽ, chúng tôi là thân nhân các liệt sĩ đã nằm xuống nơi đây cảm thấy tự hào vì xương máu của cha tôi và bao đồng đội, thế hệ đi trước không vô nghĩa”, - ông Quang chia sẻ.

HUYỀN TRANG (Thực hiện)

 

;
.