.

Cai thuốc lá sớm để kéo dài tuổi thọ

Cập nhật: 22:47, 13/12/2021 (GMT+7)

Dẫu biết hút thuốc lá có hại có bản thân và người chung quanh. Nhưng cai nghiện thuốc lá là việc không dễ dàng. Vì thế, sức khỏe của họ ngày càng sa sút, trở thành nỗi lo của gia đình và xã hội. Trong khi đó, cai nghiện thuốc lá càng sớm, càng có lợi cho sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

Dẫu biết hút thuốc lá có hại có bản thân và người chung quanh. Nhưng cai nghiện thuốc lá là việc không dễ dàng. Vì thế, sức khỏe của họ ngày càng sa sút, trở thành nỗi lo của gia đình và xã hội. Trong khi đó, cai nghiện thuốc lá càng sớm, càng có lợi cho sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.
Dẫu biết hút thuốc lá có hại có bản thân và người chung quanh. Nhưng cai nghiện thuốc lá là việc không dễ dàng. Vì thế, sức khỏe của họ ngày càng sa sút, trở thành nỗi lo của gia đình và xã hội. Trong khi đó, cai nghiện thuốc lá càng sớm, càng có lợi cho sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

Bệnh nặng do hút thuốc

Ông P.N.S., 67 tuổi, ngụ ở đường Lê Hồng Phong (TP.Vũng Tàu) đã có “thâm niên” hút thuốc lá 40 năm qua. Hồi còn trẻ, thấy các bạn cùng trang lứa hút thuốc nên ông cũng hút theo và nghiện thuốc từ đó đến nay. Trung bình mỗi ngày ông hút khoảng 2 gói thuốc. Ông S. thường xuyên ho, khó thở, nhất là 10 năm trở lại đây, sức khỏe của ông giảm xuống rõ rệt. Mỗi năm ông phải nhập viện điều trị 4-5 lần do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đây là căn bệnh do hút thuốc lá gây ra. “Mỗi khi bệnh nặng, tôi nằm viện điều trị 2 tuần/lần và phải uống thuốc thường xuyên. Tôi còn bị tiểu đường, mỡ nhiễm máu, huyết áp cao… Tôi hút thuốc nhiều quá nên bệnh ngày càng nặng”, ông S. cho hay.

Một trường hợp khác nữa là ông H.A.T., 58 tuổi, ở đường 30/4 (TP.Vũng Tàu) cũng bắt đầu hút thuốc khi ông 20 tuổi. Dù đã có tuổi nhưng hiện ông T. vẫn hút 1 gói thuốc lá/ngày. Trong khi công việc của ông mang lại thu nhập chừng 4 triệu đồng/tháng nhưng hàng ngày ông phải trích một khoản tiền để mua thuốc hút.  Ông thường xuyên đau ốm do bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên hàng tháng phải vào bệnh viện khám, lấy thuốc về uống. Vợ ông thường hay cằn nhằn và động viên bỏ thuốc nhưng đến nay ông T. vẫn chưa cai được. Ông T. chia sẻ: “Tôi thấy cơ thể thường xuyên mệt mỏi, phải đi viện thường xuyên nên rất phiền phức. Tôi đã quyết tâm bỏ thuốc lá mấy lần. Nhưng nay vẫn chưa bỏ được”.

Hiện nay tại nước ta, mỗi năm có khoảng 40 ngàn người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Nếu không thực hiện ngay các biện pháp phòng, chống tác hại thuốc lá hiệu quả thì đến năm 2030 Việt Nam có khoảng 70 ngàn ca tử vong/năm. Các bệnh có nguyên nhân chính từ sử dụng thuốc lá như: Đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi… gây tử vong hàng đầu ở nam giới. Gần 28% tổng số ca tử vong ở nam giới từ 35 tuổi trở lên do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá.

Minh chứng, khói thuốc lá chứa tới hơn 7 ngàn chất phần lớn chất độc hại, trong đó có khoảng 60 chất là tác nhân gây ung thư. Khói thuốc lá gây ra khoảng 25 căn bệnh, gồm những bệnh lý nguy hiểm như: Ung thư, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của phụ nữ mang thai và thai nhi, gây ung thư phổi, khí phế thũng, rụng tóc và đục nhân mắt. Thuốc lá gây ra 90% trường hợp ung thư phổi, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mãn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ. Hút thuốc lá làm giảm tuổi thọ ở nam khoảng 13,2 năm và ở phụ nữ khoảng 14,5 năm. Không chỉ người hút thuốc bị nguy hiểm mà người hút thuốc lá thụ động cũng chịu ảnh hưởng nặng nề không kém. Trong đó, người lớn, hút thuốc lá thụ động gây ung thư phổi, ung thư vú, các bệnh về tim mạch, bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch, dễ sinh non. Ở trẻ em làm tăng nguy cơ mắc viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, hen suyễn, kém phát triển chức năng phổi...

Tạo động lực cai thuốc

Bác sĩ Vũ Thị Nguyên, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Vũng Tàu cho hay, để cai thuốc thành công, người hút thuốc lá cần phải có một kế hoạch đánh bại cảm giác thèm thuốc và các tác nhân gây ra. Người hút tự cai thuốc lá bằng cách tìm động lực mạnh mẽ, chẳng hạn như suy nghĩ nếu mắc bệnh ung thư sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình.

Người hút thuốc kết bạn với những người không hút thuốc thông qua gặp mặt, trò chuyên thường xuyên với nhóm bạn bè này sẽ dễ quên thuốc lá. Điều này cũng đồng nghĩa nên hạn chế gặp những người có thói quen hút thuốc trong thời gian đầu bỏ thuốc để tránh bị ảnh hưởng. Giữ cho tay và miệng luôn bận rộn như: Cầm theo 1 ly nước hoa quả trên tay hoặc luôn bỏ trong túi kẹo hoặc chai xịt cai thuốc lá. Các hành động này sẽ giúp người hút thuốc tránh cảm giác rảnh rỗi muốn hút lại. Mặt khác phải giữ nhà cửa thông thoáng không mùi thuốc, dọn dẹp sạch sẽ phòng làm việc, phòng khách... những nơi có mùi thuốc lá, tàn thuốc hay hình ảnh làm gợi nhớ. Bên cạnh đó, các thành viên trong gia đình phải giúp người thân cai thuốc. Hãy đồng cảm, đừng so sánh, mỉa mai người hút thuốc lá; đồng thời tạo sự xao nhãng cũng như có thưởng tạo động lực động viên sau mỗi bước bỏ thuốc lá thành công.

Bài, ảnh: TUỆ LÂM

Bỏ hút thuốc lá có rất nhiều lợi ích về sức khỏe lẫn kinh tế. Lợi ích thấy rõ nhất là nếu bỏ thuốc trước tuổi 50 sẽ giảm được 50% nguy cơ tử vong trước 65 tuổi; Giảm 50% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch sau khi bỏ thuốc được 1 năm; Giảm 50% nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi sau khi bỏ thuốc 10 năm.
(Bác sĩ Vũ Thị Nguyên, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Vũng Tàu)

 

 

 

.
.
.