Thực hiện quyết liệt, hiệu quả hơn các giải p háp phòng, chống dịch

Thứ Tư, 25/08/2021, 00:04 [GMT+7]
In bài này
.

Đó là ý kiến chỉ đạo của ông Phạm Viết Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng BCĐ Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh tại cuộc họp triển khai, quán triệt Công điện số 1102/CĐ-TTg, ngày 23/8 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên toàn quốc.

Ông Phạm Viết Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng BCĐ Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh phát biểu kết luận cuộc họp.
Ông Phạm Viết Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng BCĐ Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh phát biểu kết luận cuộc họp.

Cuộc họp được kết nối với điểm cầu Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các huyện, thị xã, thành phố. Tại cuộc họp, bà Nguyễn Thị Yến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Phó Trưởng BCĐ Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh đã triển khai, quán triệt nội dung Công điện 1102.

Không để bất cứ ai thiếu ăn thiếu mặc

Công điện nêu rõ: Để nhanh chóng ngăn chặn, đẩy lùi, kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan liên quan tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện triệt để, nghiêm ngặt, quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Cụ thể là: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đẩy mạnh huy động sự tham gia của nhân dân. Các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao khẩn trương khắc phục các hạn chế, yếu kém, tổ chức thực hiện quyết liệt hơn, nghiêm hơn, hiệu quả hơn các giải pháp: Giãn cách xã hội, thần tốc xét nghiệm trên diện rộng, điều trị giảm tử vong, bảo đảm an sinh xã hội. Các địa bàn thực hiện giãn cách xã hội phải bảo đảm lương thực, thực phẩm, dịch vụ thiết yếu cho người dân, nhất là người nghèo, người già, phụ nữ và trẻ em, nhóm người yếu thế, người dễ bị tổn thương; huy động mọi nguồn lực xã hội, phát huy tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau, hoạt động thiện nguyện, không để bất cứ người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc; Duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh ở những nơi đủ điều kiện theo nguyên tắc “an toàn mới sản xuất, sản xuất phải an toàn”…

Bà Nguyễn Thị Yến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Phó Trưởng BCĐ Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh triển khai, quán triệt Công điện 1102 của Thủ tướng Chính phủ.
Bà Nguyễn Thị Yến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Phó Trưởng BCĐ Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh triển khai, quán triệt Công điện 1102 của Thủ tướng Chính phủ.

Sẽ đóng cửa cảng cá

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cho biết, BCĐ Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh đang xây dựng kế hoạch, phương án chống dịch trên địa bàn tỉnh sau ngày 25/8 theo tinh thần Công điện của Thủ tướng Chính phủ. Đó là tổ chức thực hiện quyết liệt hơn, nghiêm hơn, hiệu quả hơn các giải pháp phòng, chống dịch.

Phát biểu ý kiến tại cuộc họp, ông Trần Văn Cường, Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết, thời gian qua, một số cảng trên địa bàn tỉnh đã đóng cửa. Số còn lại chỉ đón tàu cá vào chứ không cho tàu xuất bến đi đánh bắt. Ngành nông nghiệp đề xuất đóng cửa tất cả các cảng cá trên địa bàn tỉnh, vì những địa điểm này có nguy cơ cao trở thành nơi lây nhiễm COVID-19. Cụ thể, nhiều ngư dân khi đánh bắt trên biển có thể tiếp xúc với thuyền viên trên các tàu khác khi tiếp nhận nhiên liệu hoặc mua, bán hải sản và nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, hiện nay, toàn tỉnh còn khoảng hơn 700 tàu cá với 5.000 ngư dân đang đánh bắt trên biển. Do đó, Sở NN-PTNT đề nghị các địa phương thông báo để ngư dân nhanh chóng trở về, chậm nhất là đến ngày 30/8, toàn bộ các cảng cá phải đóng cửa.

Lãnh đạo các địa phương đồng thuận cao với đề xuất của Sở NN-PTNT, đồng thời cho biết, sẽ tính đến phương án xét nghiệm và cách ly ngư dân vừa đánh bắt trở về.

Về hoạt động của chợ dân sinh, các đại biểu đã đồng thuận cao với phương án đóng toàn bộ chợ dân sinh ở “vùng đỏ”; sử dụng hình thức đi chợ hộ ở “vùng vàng”, “vùng cam” và phát phiếu đi chợ cho người dân tối đa 2 lần/tuần tại “vùng xanh” sau ngày 25/8.

Bà Nguyễn Thị Hoa (Tổ trưởng tổ dân cư số 3, khu phố 6, phường 4,  TP. Vũng Tàu) giúp người dân đi mua hàng hóa thiết yếu tại siêu thị Bách Hóa Xanh. Ảnh: THANH HOA
Bà Nguyễn Thị Hoa (Tổ trưởng tổ dân cư số 3, khu phố 6, phường 4, TP. Vũng Tàu) giúp người dân đi mua hàng hóa thiết yếu tại siêu thị Bách Hóa Xanh. Ảnh: THANH HOA

Về quản lý người lang thang, cơ nhỡ, ông Lê Hoàng Hải, Bí thư Thị ủy Phú Mỹ thông tin, qua thống kê, trên địa bàn huyện có 5 người, đã được đưa đi cách ly tập trung theo chủ trương của tinh. Khi hết thời gian cách ly, thị xã đã đưa các đối tượng này vào Trung tâm Bảo trợ xã hội của tỉnh để quản lý. 

Kết luận cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Phạm Viết Thanh đề nghị BCĐ Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, UBND tỉnh tiếp thu các đề xuất, kiến nghị của các đại biểu để đưa vào kế hoạch, phương án chống dịch của tỉnh sau ngày 25/8. Đồng thời, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị, các sở, ngành, địa phương cần nắm rõ tinh thần, nội dung Công điện 1102 của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện quyết liệt hơn, hiệu quả hơn công tác phòng, chống dịch.

Bài, ảnh: PHÚ XUÂN

;
.