Cây bỏng còn có các tên: Cây sống đời, cây trường sinh, cây cầm máu. Cây mọc hoang dại ở đồi núi hoặc được trồng ở vườn, có ở khắp các địa phương trong cả nước. Lá bỏng không độc, mùi vị dễ ăn. Khi sử dụng phải hái lá vào lúc mặt trời mới mọc, khoảng 6-7 giờ sáng thì không chát và mới kiến hiệu (khi ăn, không được ăn với muối).
Bài 1: Trị bệnh trĩ nội, mỗi ngày dùng 10 lá (sáng ăn 4 lá, chiều ăn 4 lá), tối 2 lá, nuốt bớt nước, bã bỏ vào gạc vải đắp vào hậu môn. Nhớ trước khi đắp thuốc phải làm vệ sinh hậu môn bằng nước pha muối. Cứ làm theo cách này, tùy bệnh nặng nhẹ, dùng từ 20-45 ngày đều khỏi.
Bài 2: Trị bệnh kiết lỵ, viêm đại tràng, ngày ăn 20 lá (buổi sáng 8 lá, chiều 8 lá, tối 4 lá). Từ 5-10 tuổi ăn bằng 1/2 người lớn. Ăn 5 ngày là khỏi.
Bài 3: Trị viêm họng, nhai ngậm sáng 4 lần, chiều 4 lần, tối 2 lần (mỗi lần 1 lá, đều nhai ngậm và nuốt cả bã) dùng trong 3 ngày là khỏi.
Bài 4: Trị đau mắt đỏ và đau mắt hột, trước khi ngủ, đánh răng, nạo lưỡi sạch, nhai 3 lá bỏng, nuốt bớt nước, đặt bã vào gạc vải (vô trùng) đắp vào mắt buộc chặt, sáng tháo ra, rửa mắt bằng nước pha muối. Làm như trên 3 ngày liền sẽ khỏi.
Bài 5: Trị đổ máu cam, nhai 1, 2 lá, lấy nước nhai thấm bông gòn đặt vào lỗ mũi độ 10 phút sau sẽ khỏi.
Bài 6: Nuôi con mất sữa, sáng, chiều mỗi lần ăn 8 lá, sau 2 ngày sẽ có sữa.
Bài 7: Trị mất ngủ, chiều và tối, ăn mỗi lần 8 lá, giấc ngủ sẽ đến sớm.
Bài 8: Trị viêm xoang mũi: (Bệnh nhân trước khi nhai lá bỏng phải đánh răng, nạo lưỡi, súc miệng 2, 3 lần cho sạch miệng mới nhai). Mỗi lần nhai 2 lá, lấy nước nhai lá bỏng thấm vào bông, nút vào hố mũi bên viêm ngày 4, 5 lần sẽ khỏi (Nếu viêm cả 2 bên thì sáng nuốt một bên chiều nuốt một bên).
Bài 9: Tất cả các chứng đau họng: Sáng ăn 8 lá, chiều 8 lá sẽ khỏi ngay.
Bài 10: Say rượu: Ăn 10 lá, sau 10 phút sẽ khỏi say.
Với những công dụng trên, mỗi gia đình nên trồng một vài cây lá bỏng trong vườn hoặc chậu để khi cần dùng sẽ có ngay.
TRỊNH VĂN NHUẦN
(Phó Chủ tịch Hội Đông y
Long Điền).