Các địa phương, đơn vị sẵn sàng các phương án phòng chống bão số 9

Thứ Sáu, 23/11/2018, 11:51 [GMT+7]
In bài này
.

Tại TP. Vũng Tàu, ngay trong sáng 23-11, đồng chí Nguyễn Lập, Chủ tịch UBND TP. Vũng tàu đã chủ trì cuộc họp khẩn với các phòng, ban, đơn vị, đoàn thể, phường, xã nhằm triển khai phương án ứng phó cơn bão số 9.

Sáng 23-11, UBND TP.Vũng Tàu đã tổ chức họp khẩn triển khai phương án ứng phó cơn Bão số 9. Ảnh: MẠNH THẮNG
Sáng 23-11, UBND TP.Vũng Tàu đã tổ chức họp khẩn triển khai phương án ứng phó cơn Bão số 9. Ảnh: MẠNH THẮNG

Tại cuộc họp, đồng chí Nguyễn Lập, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu các đơn vị khẩn trương thực hiện các nội dung: Phòng Quản lý đô thị kiểm tra lực lượng, phương tiện PCLB-TKCN, kiểm tra các công trình xây dựng, buộc tháo dỡ các cần cẩu giàn giáo trên cao có nguy cơ bị ngã đổ gây thiệt hại tính mạng, tài sản nhân dân. Chủ tịch UBND các phường xuống tận địa bàn đánh giá lại các vùng nguy hiểm, các điểm tránh trú bão an toàn; UBND các phường phối hợp các cơ quan, đơn vị sắp xếp tàu thuyền tránh trú bão an toàn; khuyến cáo khách du lịch, người dân không xuống tắm biển. Công ty CP Phát triển Công viên Cây xanh và Đô thị Vũng Tàu triển khai kế hoạch chặt tỉa mé cây, chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó với bão, khắc phục hậu quả. Các đơn vị, địa phương trên địa bàn toàn thành phố phải lập bảng phân công trực 24/24 tiếng đồng hồ cho đến khi bão tan. Những phần việc cần được nghiêm túc triển khai, xử lý theo tính chất tình trạng khẩn cấp với sự phân công nhiệm vụ rõ ràng.

Công nhân Công ty CP  Phát triển công viên cây xanh và Đô thị Vũng tỉa cành, mé nhánh cho cây xanh tại đường Trần Hưng Đạo, TP. Vũng Tàu sáng 23-11 . Ảnh: THÀNH HUY
Công nhân Công ty CP Phát triển công viên cây xanh và Đô thị Vũng tỉa cành, mé nhánh cho cây xanh tại đường Trần Hưng Đạo, TP. Vũng Tàu sáng 23-11 . Ảnh: THÀNH HUY

Hiện nay thành phố có 2.192 tàu đang hoạt động trên biển với 11.225 ngư dân (trong đó 863 tàu đánh bắt xa bờ, 1.329 tàu đánh bắt ven bờ). Để ứng phó với bão số 9, từ 20h ngày 22-11-2018 UBND thành phố đã cấm các phương tiện ra khơi đánh bắt hải sản.

Chiều cùng ngày, lãnh đạo thành phố thành lập các đoàn trực tiếp xuống địa bàn để kiểm tra công tác ứng phó, phòng chống cơn bão số 9.

Đồng chí Nguyễn Văn Trình, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra phương án phòng chống bão tại Cảng Bến Đá (phường 5, TP. Vũng Tàu).
Đồng chí Nguyễn Văn Trình, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra phương án phòng chống bão tại Cảng Bến Đá (phường 5, TP. Vũng Tàu). Ảnh: MẠNH THẮNG

Tại TP. Bà Rịa, sáng 23-11 UBND TP. Bà Rịa đã tổ chức họp triển khai các phương án chủ động sẵn sàng ứng phó với bão số 9.

Tại cuộc họp, đồng chí Nguyễn Văn Hoàng, Chủ tịch UBND TP. Bà Rịa, Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP. Bà Rịa đề nghị các địa phương, ban, ngành, cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn sẵn sàng các nhiệm vụ ứng phó với bão số 9 của thành phố. Đồng thời, các địa phương xem xét, tính toán, di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm, nghiêm cấm tàu, thuyền ra khơi. Riêng lực lượng công an, quân sự, đoàn thanh niên sẵn sàng giúp dân di dời đến khu vực tránh bão an toàn. Các địa phương phải trực ứng phó với bão 24/24. Đài Truyền thanh TP.Bà Rịa, Phòng Văn hóa-Thông tin tăng cường tuyên truyền cho người dân về thông tin diễn biến cơn bão số 9.

Cùng ngày, để bảo đảm an toàn cho công trình và con người, UBND thành phố đã yêu cầu các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn ngưng hoạt động.

Tại huyện Đất Đỏ, đồng chí Tạ Văn Bửu, Chủ tịch UBND huyện cho biết,  đến thời điểm hiện tại, đã có 292 phương tiện/2.298 thuyền viên vào neo đậu tại 2 cảng trên địa bàn, các tàu còn lại chưa vào bờ đã được thông tin về diễn biến, hướng đi của bão số 9 và kêu gọi vào nơi tránh trú bão an toàn. Bên cạnh đó, huyện cũng đã lên phương án huy động lực lượng vật tư, phương tiện, tổ chức sơ tán, bảo đảm an toàn cho người dân khi có bão đổ bộ. Theo đó, huyện đã lên phương án di dời 3.647 người dân tại các khu vực xung yếu đến nơi an toàn. Ngoài ra, lãnh đạo huyện cũng đã chỉ đạo Phòng NN-PTNT huyện phối hợp với trạm Quản lý, Khai thác các công trình thủy lợi theo dõi diễn biến thông tin thời tiết, chủ động các biện pháp xả lũ khi cần thiết để bảo đảm an toàn cho các hồ đập và thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương và người dân được biết.

Đồng chí Nguyễn Văn Trình, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra công tác phòng chống bão, neo đậu tàu thuyền của ngư dân tại cảng Lộc An (huyện Đất Đỏ). Ảnh: ĐÔNG HIẾU
Đồng chí Nguyễn Văn Trình, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra công tác phòng chống bão, neo đậu tàu thuyền của ngư dân tại cảng Lộc An (huyện Đất Đỏ). Ảnh: ĐÔNG HIẾU

Tại TX.Phú Mỹ, sáng 23-11, UBND TX.Phú Mỹ đã tổ chức cuộc họp triển khai kế hoạch ứng phó với bão số 9. Theo đó, UBND TX. Phú Mỹ đã bố trí các lực lượng, phương tiện, trang bị thông tin liên lạc để sẵn sàng cho công tác cứu hộ, cứu nạn khi bão đổ bộ. Tại các khu vực xung yếu, hiện thị xã cũng đã phân công các lực lượng vũ trang giúp nhân dân chằng chống nhà cửa, di dời đến nơi tránh trú; đồng thời thông báo cho các công ty cảng sắp xếp neo đậu tàu hàng, có phương án bốc dỡ tàu hàng an toàn. UBND thị xã cũng tổ chức lực lượng trực 24/24, theo dõi diễn biến tình hình, hướng đi của bão thông báo kịp thời đến người dân và các địa phương để chủ động di dời, sơ tán, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.

Cùng với các địa phương, Công ty Điện lực BR-VT đã xây dựng phương án, giải pháp chủ động ứng phó với cơn bão số 9. Cụ thể, Công ty đã chỉ đạo Điện lực các thành phố, thị xã và huyện rà soát, gia cố các khu vực xung yếu, khu vực có nguy cơ lốc xoáy là ngã đổ trụ điện, cây xanh, phát quang cây xanh phía đường dây điện. Ngoài ra, công ty và điện lực các huyện, thị, thành phố bố trí lực lượng, phương tiện để kịp thời ứng phó, thay thế khi có sự cố về điện. Đến nay công tác ứng cứu khi bão số 9 đổ bộ cơ bản đã tương đối hoàn thành. Trong ngày 23-11, công ty tiếp tục rà soát để triển khai các biện pháp ứng cứu kịp thời.

Tại Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu, đơn vị này cũng đã chủ trì tổ chức cuộc họp với các lực lượng, đơn vị: hoa tiêu, cứu nạn, bảo đảm an toàn hàng hải và Trạm điều hành VTS Vũng Tàu để trao đổi thống nhất phương án phòng chống bão số 9 và quyết định thành lập Sở chỉ huy lược lượng liên ngành trực ứng phó với bão đặt tại trụ sở Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu.

Các tàu hàng đang neo đậu tại vùng neo Bãi Trước, Sao Mai, vịnh Gành Rái phải rời vị trí đến nơi trú bão an toàn. Trong ảnh: Tàu neo đậu tại khu vực Sao Mai sáng ngày 23-11. Ảnh: THÀNH HUY
Các tàu hàng đang neo đậu tại vùng neo Bãi Trước, Sao Mai, vịnh Gành Rái phải rời vị trí đến nơi trú bão an toàn. Trong ảnh: Tàu neo đậu tại khu vực Sao Mai sáng ngày 23-11. Ảnh: THÀNH HUY
Các tàu cá công suất nhỏ 20CV đang neo đậu tại Bãi Trước cũng di chuyển về khu vực kênh Bến Đình để neo đậu an toàn. Ảnh: THÀNH HUY
Các tàu cá công suất nhỏ 20CV đang neo đậu tại Bãi Trước cũng di chuyển về khu vực kênh Bến Đình để neo đậu an toàn. Ảnh: THÀNH HUY
Lực lượng hoa tiêu bảo đảm số lượng để hướng dẫn tàu rời cảng. Ảnh: THÀNH HUY
Lực lượng hoa tiêu bảo đảm số lượng để hướng dẫn tàu rời cảng. Ảnh: THÀNH HUY

Ông Lê Văn Thức, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu báo cáo, hiện nay tổng số lượng tàu thuyền hiện đang neo đậu, hoạt động tại BR-VT là 323 tàu. Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu đã thành lập 3 tổ công tác do các Phó Giám đốc làm tổ trưởng đi quán triệt và hướng dẫn, kiểm tra các chủ tàu, doanh nghiệp cảng, các chủ đáy… triển khai phương án phòng, chống, tránh bão, đồng thời khuyến cáo, yêu cầu mọi tàu thuyền (đặc biệt là tàu sông, tàu SB) rời cảng biển Vũng Tàu đi tìm nơi tránh trú bão an toàn.

Ông Lê Văn Thức, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu (đứng) và các cơ quan, đơn vị liên quan về hàng hải đã họp trực tuyến với Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam để báo cáo về công tác chuẩn bị ứng phó với bão số 9 tại Vũng Tàu sáng ngày 23-11. Ảnh: THÀNH HUY
Ông Lê Văn Thức, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu (đứng) và các cơ quan, đơn vị liên quan về hàng hải đã họp trực tuyến với Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam để báo cáo về công tác chuẩn bị ứng phó với bão số 9 tại Vũng Tàu sáng ngày 23-11. Ảnh: THÀNH HUY

Về công tác cứu nạn, ông Lương Trường Phi, Phó Giám đốc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực III cũng cho biết, hiện nay Trung tâm chuẩn bị lực lượng vào phương tiện, tàu SAR 413 neo tại khu vực Sao Mai ứng trực vào 13 giờ ngày 23-11, tàu SAR 272 neo tại khu phòng chống lụt bão tỉnh trên sông Dinh luôn trong trạng thái trực và 100% lực lượng đều sẵn sàng. Cùng đó, đại diện Hoa tiêu cho biết cũng đã sẵn sàng lực lượng, phương tiện khi có nhiệm vụ yêu cầu, sẽ di dời các phương tiện vào sông Cái Mép – Thị Vải và sông Dinh. Sẵn sàng cung cấp hoa tiêu để cho các tàu rời cảng.

Tại huyện Long Điền, theo kế hoạch, địa phương có thể đi dời 2912 hộ dân/11649 người ra khỏi vùng nguy hiểm. Tính đến sáng 23-11, đã có 437 tàu/ 2997 ngư dân đã vào các điểm tránh trú bão. Hiện có 1243 tàu/8472 ngư dân còn lại đều giữ được liên lạc và đang ở trong vùng an toàn.

Ngay trong sáng 23-11, đồng chí Võ Hữu Hạnh, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Long Điền làm Trưởng đoàn đã đi kiểm tra phương án phòng chống bão trên địa bàn xã Phước Tỉnh. Theo đó, khu vực xung yếu của xã Phước Tỉnh là các vùng ven biển, với 358 hộ dân/1.697 nhân khẩu, gồm các ấp: Phước Lộc, Phước An, Tân Phước, Phước Thắng, Tân An, Phước Bình… Các trường học, trụ sở UBND xã, cơ sở tôn giáo, nhà hàng… đã được chọn để sơ tán dân khi có tình huống khẩn cấp.

Đồng chí Nguyễn Văn Trình, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra phương án phòng chống bão tại Cảng Phước Thái (huyện Long Điền).
Đồng chí Nguyễn Văn Trình, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra phương án phòng chống bão tại Cảng Phước Thái (huyện Long Điền). Ảnh: ĐINH HÙNG
Đồng chí Võ Hữu Hạnh, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Long Điền triển khai phương an phòng chống bão với lãnh đạo UBND xã Phước Tỉnh (huyện Long Điền).
Đồng chí Võ Hữu Hạnh, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Long Điền triển khai phương án phòng chống bão với lãnh đạo UBND xã Phước Tỉnh (huyện Long Điền). Ảnh: ĐINH HÙNG

Theo báo cáo của Đồn Biên phòng Phước Tỉnh, trên địa bàn hiện có 437 tàu thuyền/2.997 thuyền viên đang tránh trú bão; đơn vị cũng đã liên lạc 693 tàu thuyền/4.723 thuyền viên đang hoạt động đánh bắt trên biển khẩn cấp vào nơi trú ẩn an toàn.

Tàu tránh trú bão ở cảng Hưng Thái (huyện Long Điền). Ảnh: QUANG VINH
Tàu tránh trú bão ở cảng Hưng Thái (huyện Long Điền). Ảnh: QUANG VINH

Tại huyện Châu Đức, ông Nguyễn Công Vinh, Chủ tịch UBND huyện Châu Đức cho biết, đến thời điểm hiện nay, Thủ trưởng các cơ quan, ban ngành, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn đã lên kế hoạch tổ chức trực lãnh đạo 24/24 để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó và xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra. Ban chỉ huy Quân sự huyện, UBND các xã, thị trấn chủ động sẵn sàng lực lượng, phương tiện theo phương châm 4 tại chỗ. Phòng Kinh tế Hạ tầng chủ trì phối hợp với UBND các xã, thị trấn, Công ty CP Xây dựng và Phát triển đô thị Châu Đức, Điện lực Châu Đức rà soát, cắt tỉa cây xanh có nguy cơ gãy đổ; bảo đảm an toàn cho hệ thống điện, đèn chiếu sáng, giao thông thông suốt trên các tuyến đường. Trạm Quản lý, Khai thác các công trình thủy lợi huyện phối hợp với UBND các xã, thị trấn có công trình thủy lợi kiểm tra hệ thống hồ, đập như: Sông Ray, Đá Đen, Tầm Bó, Gia Hoét, Kim Long... Công ty CP Cao su Bà Rịa, Công ty CP Cao su Thống Nhất, Ban quản lý rừng phòng hộ chỉ đạo các nông, lâm trường phối hợp UBND các xã, thị trấn thông báo đến công nhân, người dân làm việc, sinh sống trong khu vực rừng cây cao su và rừng cây lâm nghiệp biết diễn biến của bão để chủ động phòng tránh.

Tại huyện Xuyên Mộc, ông Đặng Thanh Minh, Chủ tịch UBND huyện Xuyên Mộc cho biết, từ chiều ngày 22-11, lãnh đạo các xã, thị trấn, lực lượng trực ban 24/24, đồng thời triển khai chằng chống cho 100% nhà cấp 4 trên địa bàn huyện.

Bộ đội Biên phòng Đồn BP Bình Châu (huyện Xuyên Mộc) giúp dân chằng chống nhà cửa trước bão. Ảnh: HẠNH PHÚC
Bộ đội Biên phòng Đồn BP Bình Châu (huyện Xuyên Mộc) giúp dân chằng chống nhà cửa trước bão. Ảnh: HẠNH PHÚC
Đồng chỉ Nguyễn Văn Thọ, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư huyện ủy Xuyên Mộc, đồng chí Đặng Thanh Minh, Chủ tịch UBND huyện Xuyên Mộc kiểm tra các ghe tàu neo đậu tránh, trú bão tại Bến Lội, xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc. Ảnh: VĂN ANH
Đồng chỉ Nguyễn Văn Thọ, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư huyện ủy Xuyên Mộc, đồng chí Đặng Thanh Minh, Chủ tịch UBND huyện Xuyên Mộc kiểm tra các ghe tàu neo đậu tránh, trú bão tại Bến Lội, xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc. Ảnh: VĂN ANH

Tại Bến Lội, xã Bình Châu sáng 23-11, ngư dân khẩn trương đưa hải sản lên bờ, thu lưới cụ sắp xếp ghe tàu gọn gàng để tránh, trú bão số 9. Ông Đinh Xuân Dậu, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Châu cho biết, việc thông tin cho ngư dân biết về bão và sắp xếp ghe, tàu tại Bến Lội đang được chính quyền địa phương phối hợp với lực lượng biên phòng khẩn trương thực hiện. Hiện trên địa bàn xã có 561 hộ với 1925 nhân khẩu phải sơ tán, trong đó, sơ tán tại chỗ 59 hộ, sơ tán tập trung 502 hộ. Khi có lệnh của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện,  xã Bình Châu sẽ sơ tán dân đến các địa điểm Trường mầm non Ánh Dương, UBND xã Bình Châu, Trung tâm văn hóa học tập cộng đồng xã và Giáo xứ Bình Châu.

Ngư dân tại Bến Lội, xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc đang thu lưới cụ neo thuyền tránh bão. Ảnh: VĂN ANH
Ngư dân tại Bến Lội, xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc đang thu lưới cụ neo thuyền tránh bão. Ảnh: VĂN ANH
Các tàu thuyền tránh bão đậu kín Bến Lội, xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc. Ảnh: VĂN ANH
Các tàu thuyền tránh bão đậu kín Bến Lội, xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc. Ảnh: VĂN ANH

Trong khi đó, tại cánh đồng lúa trên địa bàn xã Phước Thuận, người dân đang khẩn trương gặt lúa, đóng bao tải chở về nhà.

Người dân xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc khẩn trương gặt lúa chín vận chuyển về nhà phòng tránh bão. Ảnh: VĂN ANH
Người dân xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc khẩn trương gặt lúa chín vận chuyển về nhà phòng tránh bão. Ảnh: VĂN ANH

NHÓM PV
(Tiếp tục cập nhật)

;
.