.

Di chỉ Vòng thành Đá Trắng "hé lộ" thành cổ sầm uất tại Bà Rịa-Vũng Tàu

Cập nhật: 16:23, 19/04/2022 (GMT+7)

Vòng thành Đá Trắng là di chỉ thành cổ có giá trị độc đáo, là điểm nhấn nổi bật trong tổng thể tiến trình lịch sử phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và rộng hơn nữa. Đó là khẳng định của nhóm khảo cổ và các chuyên gia tại Hội thảo khoa học về Di chỉ Vòng thành Đá Trắng, ấp Gò Cát, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, sáng 19/4.

Sau hơn 4 tháng thực hiện khai quật, nhóm khảo cổ của Trung tâm Khảo cổ học, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam bộ đã tiến hành mở 66 hố thăm dò và 13 hố khai quật, tập trung trong không gian vòng tường thành bằng đá ong và khu vực liền kề, kết quả đã thu được nhiều tư liệu mới giúp cho nhận thức về diện mạo, giá trị của di chỉ Vòng thành Đá Trắng đầy đủ, rõ nét hơn.
Sau hơn 4 tháng thực hiện khai quật, nhóm khảo cổ của Trung tâm Khảo cổ học, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam bộ đã tiến hành mở 66 hố thăm dò và 13 hố khai quật, tập trung trong không gian vòng tường thành bằng đá ong và khu vực liền kề, kết quả đã thu được nhiều tư liệu mới giúp cho nhận thức về diện mạo, giá trị của di chỉ Vòng thành Đá Trắng đầy đủ, rõ nét hơn.
Qua thăm dò và khai quật khảo cổ học, đến nay, di chỉ Vòng thành Đá Trắng đã khá rõ ràng, đây là thành cổ được bao bọc bởi vòng hào hình chữ nhật có quy mô rộng đến 10ha, trung tâm là vòng thành đá ong hình vuông với chiều rộng mỗi cạnh hơn 200m, quy mô 4,2ha.
Qua thăm dò và khai quật khảo cổ học, đến nay, di chỉ Vòng thành Đá Trắng đã khá rõ ràng, đây là thành cổ được bao bọc bởi vòng hào hình chữ nhật có quy mô rộng đến 10ha, trung tâm là vòng thành đá ong hình vuông với chiều rộng mỗi cạnh hơn 200m, quy mô 4,2ha.
3. Về vị trí địa lý, Vòng thành Đá Trắng là thành cổ ở vị trí xa nhất về phía Nam của miền duyên hải Nam Trung bộ và mang đặc điểm của một thương cảng khi án ngữ đường vào từ một hải khẩu (cửa Bà Sam) và có khả năng là phần cấu thành của vùng cảng thị xưa trên vùng đất tiếp giáp giữa Nam bộ và Nam Trung bộ.
 Về vị trí địa lý, Vòng thành Đá Trắng là thành cổ ở vị trí xa nhất về phía Nam của miền duyên hải Nam Trung bộ và mang đặc điểm của một thương cảng khi án ngữ đường vào từ một hải khẩu (cửa Bà Sam) và có khả năng là phần cấu thành của vùng cảng thị xưa trên vùng đất tiếp giáp giữa Nam bộ và Nam Trung bộ.
4. Trong không gian di chỉ Vòng thành Đá Trắng đã tìm thấy các loại hình di tích khác nhau, như bếp sinh hoạt, hố rác, tường thành xây bằng đá ong, vòng hào, công trình có cột cao và các loại hình di vật khác nhau như đồ đá, đồ kim loại, đồ đất nung, đồ gồm, sứ…
Trong không gian di chỉ Vòng thành Đá Trắng đã tìm thấy các loại hình di tích khác nhau, như bếp sinh hoạt, hố rác, tường thành xây bằng đá ong, vòng hào, công trình có cột cao và các loại hình di vật khác nhau như đồ đá, đồ kim loại, đồ đất nung, đồ gồm, sứ…
Trên không gian rộng hơn, di chỉ Vòng thành Đá Trắng có niên đại muộn và nằm xa nhất về phía Nam có cùng cấu trúc tường thành xây bằng đá ong kết hợp gia cố đất nện bên trong, xung quanh có hào bao giống với các di tích thành cổ ở miền Trung.
Trên không gian rộng hơn, di chỉ Vòng thành Đá Trắng có niên đại muộn và nằm xa nhất về phía Nam có cùng cấu trúc tường thành xây bằng đá ong kết hợp gia cố đất nên bên trong, xung quanh có hào bao giống với các di tích thành cổ ở miền Trung.

 

6. Trên không gian rộng hơn, di chỉ Vòng thành Đá Trắng có niên đại muộn và nằm xa nhất về phía Nam có cùng cấu trúc tường thành xây bằng đá ong kết hợp gia cố đất nện bên trong, xung quanh có hào bao giống với các di tích thành cổ ở miền Trung.
Theo nhóm nghiên cứu, Vòng thành Đá Trắng là di chỉ khảo cổ duy nhất ở Nam Bộ phát hiện được gồm văn hóa Champa và có niên đại sớm nhất so với các di tích thành cổ ở Nam Bộ với niên đại vào khoảng thế kỷ XV, XVI
Tại Hội nghị, PGS. TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam và các chuyên gia đều nhận định, những phát hiện khảo cổ học tại Vòng thành Đá Trắng đã dần hé mở về một giai đoạn chưa được biết đến trong lịch sử vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu và Nam bộ; và hứa hẹn cơ hội lớn để giải mã các vấn đề văn hóa - lịch sử trước thời kỳ khẩn hoang phương Nam.
Tại Hội nghị, PGS. TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam và các chuyên gia đều nhận định, những phát hiện khảo cổ học tại Vòng thành Đá Trắng đã dần hé mở về một giai đoạn chưa được biết đến trong lịch sử vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu và Nam bộ; và hứa hẹn cơ hội lớn để giải mã các vấn đề văn hóa - lịch sử trước thời kỳ khẩn hoang phương Nam.
Các chuyên gia đều kiến nghị, tỉnh cần có những giải pháp để bảo tồn và từng bước phục hồi, phát huy giá trị lịch sử của di chỉ Vòng thành Đá Trắng, mà trước mắt là thực hiện các bước như hoàn thành chỉnh lý hiện trường và xây dựng báo cáo khoa học; lập hồ sơ xếp hạng di tích; khai quật, nghiên cứu toàn diện di tích trong thời gian tới; có phương án bảo tồn kịp thời, không để di tích bị xâm hại…
Các chuyên gia đều kiến nghị, tỉnh cần có những giải pháp để bảo tồn và từng bước phục hồi, phát huy giá trị lịch sử của di chỉ Vòng thành Đá Trắng, mà trước mắt là thực hiện các bước như hoàn thành chỉnh lý hiện trường và xây dựng báo cáo khoa học; lập hồ sơ xếp hạng di tích; khai quật, nghiên cứu toàn diện di tích trong thời gian tới; có phương án bảo tồn kịp thời, không để di tích bị xâm hại…

PHÚ XUÂN - NHẬT LINH

 

 

.
.
.