Cuộc sống ngày càng hiện đại và người dân ngày càng bận rộn với công việc, giờ giấc làm việc ngày càng bị gò bó. Tuy nhiên những giá trị văn hóa truyền thống vẫn luôn được người Việt tôn vinh và giữ gìn, đặc biệt là trong các lễ cúng truyền thống. Hiểu được nhu cầu và thị hiếu của người dân, Dịch Vụ Đồ Cúng Việt ra đời để phục vụ mâm cúng trọn gói chuẩn phong tục, hỗ trợ khách hàng bày trí và thực hiện lễ cúng tận nhà.
Dưới đây là những mâm lễ mà Đồ Cúng Việt thường xuyên nhận được đơn đặt hàng và hỗ trợ khách hàng trong năm, bao gồm cả những lễ cúng truyền thống và một số phong tục, tín ngưỡng dân gian.
1. Lễ đầy tháng, thôi nôi
Hình ảnh mâm cúng đầy tháng, thôi nôi - ảnh docungviet.com.vn |
Lễ đầy tháng được tổ chức khi em bé tròn 1 tháng tuổi. Lễ thôi nôi tổ chức khi trẻ tròn 1 năm tuổi.
Đây là hai nghi lễ quan trọng để tạ ơn các Bà Mụ, Đức Ông và thần linh đã che chở, bảo vệ cho bé. Đồng thời cầu mong sức khỏe, sự bình an và tương lai tươi sáng cho đứa trẻ.
2. Lễ khai trương
Hình ảnh mâm cúng khai trương - ảnh docungviet.com.vn |
Lễ khai trương được tổ chức chi mở cửa hàng, công ty hoặc khai trương đầu năm mới. Ngày tổ chức khai trương thường được các chủ doanh nghiệp chọn kỹ lưỡng để hợp với tuổi, mang lại vận khí tốt nhất.
Lễ khai trương để báo cáo và xin phép gia tiên, thần linh ở trụ sở sở làm ăn để mong được phù hộ cho công việc làm ăn thuận lợi và phát triển.
3. Lễ nhập trạch về nhà mới
Hình ảnh mâm cúng nhập trạch - ảnh docungviet.com.vn |
Lễ nhập trạch được tổ chức khi gia đình chuyển về nhà mới, hoặc sau khi sửa lại nhà hoàn toàn. Gia chủ thường chọn những ngày tốt phù hợp với tuổi để nhập trạch nhằm mang lại vận khí tốt.
Mâm cúng nhập trạch là những lễ vật dâng lên để báo cáo với thần linh và gia tiên về việc đến cư ngụ tại nhà mới, đồng thời cầu mong được che chở để gia đình được bình an, hạnh phúc và thành đạt.
4. Lễ động thổ khởi công
Hình ảnh mâm cúng động thổ - ảnh docungviet.com.vn |
Lễ động thổ khởi công được tổ chức khi gia chủ chuẩn bị xây dựng hay sửa chữa công trình nhà ở hay dự án xây dựng. Gia chủ cũng chọn những ngày giờ tốt để thực hiện lễ cúng động thổ để mang lại vận khí tốt, nhằm giúp công việc được suôn sẻ.
Mâm cúng động thổ rất quan trọng trong văn hóa của người Việt Nam, nhằm xin phép thần linh và thổ công cai quản đất đai, cầu mong cho quá trình xây dựng diễn ra an toàn, thuận lợi và không gặp bất trắc.
5. Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên tiêu)
Diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch, đây là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới. Rằm tháng Giêng mang ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tâm linh, là dịp để cầu phúc, cầu an cho cả năm.
Người Việt tin rằng "cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng", bởi đây là thời điểm lý tưởng để cảm tạ tổ tiên, thần linh và mong ước một năm mới bình an, hạnh phúc.
6. Tết Đoan ngọ (Tết diệt sâu bọ)
Diễn ra vào ngày 5 tháng 5 âm lịch, vào thời điểm chuyển giao giữa các mùa trong năm. Đây là dịp để người dân thực hiện các nghi thức xua đuổi sâu bọ, tà khí và bảo vệ sức khỏe của cả gia đình.
7. Rằm tháng 7 (Lễ Vu lan và Xá tội vong nhân)
Diễn ra vào ngày 15 tháng 7 âm lịch. Đây là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn, báo hiếu cha mẹ, tổ tiên. Đồng thời, lễ cúng cũng cầu siêu cho các vong linh cô hồn không nơi nương tựa, giúp họ được siêu thoát. Lễ Rằm tháng 7 là thời điểm quan trọng trong năm để con người hướng về nguồn cội và thể hiện tấm lòng nhân ái.
8. Tết Trung thu
Rơi vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, thời điểm trăng tròn và sáng nhất trong năm. Tết Trung thu không chỉ là dịp để trẻ em vui chơi, phá cỗ mà còn là thời điểm gia đình sum họp, cùng nhau thưởng thức bánh trung thu, ngắm trăng và trò chuyện. Đây là dịp để cầu chúc sự đủ đầy, sung túc và hạnh phúc trong cuộc sống.
9. Lễ cúng ông Công ông Táo
Tổ chức vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, trước Tết Nguyên đán. Lễ tiễn ông Táo về trời mang ý nghĩa gửi gắm những điều tốt đẹp trong năm qua để báo cáo với Ngọc Hoàng. Đây cũng là dịp để gia đình chuẩn bị, làm sạch không gian thờ cúng, đón chào một năm mới an khang, thịnh vượng.
10. Lễ cúng tất niên
Diễn ra vào ngày cuối cùng của năm âm lịch, thường là 29 hoặc 30 tháng Chạp. Lễ cúng tất niên là dịp để gia đình tổng kết một năm đã qua, cảm tạ thần linh, tổ tiên và cầu mong năm mới đến nhiều may mắn, bình an. Đây cũng là thời khắc gia đình đoàn tụ, cùng nhau chuẩn bị đón giao thừa và khởi đầu một năm mới đầy hy vọng.
Nếu quý khách hàng cần đặt dịch vụ mâm cúng trên toàn quốc, Đồ Cúng Việt vui lòng được phục vụ tận nhà!