Bàn giải pháp phục hồi sản xuất, chế biến, xuất khẩu thủy sản

Thứ Bảy, 18/09/2021, 00:06 [GMT+7]
In bài này
.

Sáng 17/9, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã Chủ trì hội nghị trực tuyến bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, phục hồi trong chế biến, xuất khẩu nông sản, thủy sản sau giãn cách theo Chỉ thị 16 ở khu vực Nam Bộ.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất, chế biến thủy sản hiện đang gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19. Trong ảnh: Thu hoạch tôm tại Liên Giang Farm, xã An Ngãi, huyện Long Điền.
Nhiều doanh nghiệp sản xuất, chế biến thủy sản hiện đang gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19. Trong ảnh: Thu hoạch tôm tại Liên Giang Farm, xã An Ngãi, huyện Long Điền.

Theo Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NNPTNT), nếu  như  đầu  tháng 8/2021 có 120/449 cơ sở ngừng sản xuất thì đến đầu tháng 9 đã  tăng lên 176/449 cơ sở ngừng sản xuất do không đáp ứng được gánh nặng chi phí và điều kiện “3 tại chỗ”. Hiện chỉ có từ   30 - 40% DN có đủ năng lực để phục hồi sản xuất ngay sau khi kết thúc giãn cách xã hội. Số DN còn lại rất khó hoặc cần thời gian dài để khôi phục lại hoạt động sản xuất. Chi phí chung cho sản xuất tăng rất cao đang là áp lực lớn để  DN khôi phục sản xuất.

Tại BR-VT,  hiện 25/54 DN chế biến xuất khẩu thuỷ sản đã phải tạm ngừng hoạt động. Cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của địa phương 324/356  tạm ngừng hoạt động. Nguyên nhân do không đáp ứng được qui định “3 tại chỗ”, thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào, thiếu lao động, chi phí đầu vào cao… Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đặc biệt các nước có đường biên giới với Việt Nam tăng cường công tác phòng chống dịch, đưa ra các biện pháp kỹ thuật nghiêm ngặt nhằm kiểm soát nguồn gốc thực phẩm và phương tiện vận chuyển, chất lượng sản phẩm,... dẫn đến xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, lượng hàng hóa xuất khẩu giảm, các chi phí phát sinh tăng như (chi phí lưu kho bãi, vận chuyển, nhân công). Trong khi đó, nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến thủy sản khan hiếm, do lượng tàu cá khai thác và sản lượng thủy sản giảm; một số cảng cá ngưng hoạt động hoặc trong khu vực phong tỏa dẫn đến công tác vận chuyển, thu mua nguyên liệu gặp nhiều khó khăn cắt giảm nhân công, dẫn đến nếu vận hành lại sẽ thiếu nguồn lao động.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đề nghị các địa phương cần đưa bà con vào hợp tác xã, tổ chức sản xuất theo vùng trồng, vùng nuôi có mã số, có chứng chỉ chất lượng… cùng với giảm chí phí đầu vào sản xuất. Đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều dư địa để giảm chí phí sản xuất thì cần tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn bà con.

Tin, ảnh: KIM HỒNG

 
;
.