Giải pháp nào ngăn chặn thực phẩm chức năng kém chất lượng tràn lan

Thứ Hai, 11/11/2024, 12:33 [GMT+7]
In bài này
.

Ngày 11/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn 2 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng và y tế.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực ngân hang. Ảnh: CHÂU VŨ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực ngân hàng. Ảnh: CHÂU VŨ

Báo cáo một số vấn đề liên quan tới nội dung chất vấn, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng trân trọng cảm ơn Quốc hội, cử tri cả nước đã quan tâm đến hoạt động ngân hàng trong thời gian vừa qua, đã lựa chọn chất vấn Thống đốc tại Kỳ họp thứ 8.

Đây là dịp để Ngân hàng Nhà nước được lắng nghe ý kiến của các đại biểu Quốc hội, đại diện cho tiếng nói cử tri cả nước đối với những vấn đề liên quan đến hoạt động ngân hàng, từ đó giúp Ngân hàng Nhà nước hoàn thiện và nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong thời gian tới.

Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Huỳnh Thị Phúc chất vấn Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam. Ảnh: CHÂU VŨ

Tham gia chất vấn Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Huỳnh Thị Phúc đề nghị Thống đốc cho biết: "Với các chính sách tăng cường chính sách kích cầu, Ngân hàng Nhà nước có quan ngại nào về nguy cơ “bong bóng” trong các lĩnh vực bất động sản và thị trường tài chính không? Ngân hàng Nhà nước có biện pháp gì để kiểm soát sự gia tăng rủi ro hệ thống từ các biện pháp kích thích kinh tế ngắn hạn và giải pháp xử lý vấn đề này trong thời gian tới?"

Trả lời ý kiến chất vấn của đại biểu Huỳnh Thị Phúc, Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước cũng bám sát vào mục tiêu theo luật định, đó là góp phần kiểm soát lạm phát sẽ góp phần ổn định đồng Việt Nam.

Việc điều hành tỷ giá và ngoại hối cũng theo hướng phù hợp với diễn biến linh hoạt của thị trường hiện nay, cho phép được dao động biên độ cộng trừ 5%. 

Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tại phiên chất vấn. Ảnh: CHÂU VŨ
Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tại phiên chất vấn. Ảnh: CHÂU VŨ

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nêu rõ, trong trường hợp tỷ giá có biến động quá lớn, Ngân hàng Nhà nước sẽ kịp thời can thiệp bán ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu cho người dân. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng chú trọng công tác truyền thông để DN và người dân hiểu hiểu rõ về định hướng chính sách.

Đặt vấn đề chất vấn, đại biểu Nguyễn Tâm Hùng, Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, trước tình hình diễn biến lạm phát toàn cầu và xu thế thắt chặt, chính sách tiền tệ của nhiều quốc gia lớn, Ngân hàng Nhà nước có chiến lược nào để vừa bảo đảm sự linh hoạt và duy trì khả năng tự chủ chính sách tiền tệ trong cái dài hạn? Đại biểu đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết trách nhiệm và giải pháp xử lý vấn đề này trong thời gian tới như thế nào?

Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng, Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Ảnh: CHÂU VŨ
Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng, Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Ảnh: CHÂU VŨ

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Tâm Hùng, Thống đốc Ngân hang cho rằng, Việt Nam là một nền kinh tế mở, có độ mở cửa lớn nhất so với các nước trên thế giới. Do đó, các dòng thương mại, đầu tư luân chuyển nhanh, mạnh. Các dòng vốn ngắn hạn có thể tức thời đảo chiều, dòng vốn trung, dài hạn thì khó đảo chiều hơn. Vì thế, điều hành chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương trên thế giới và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối mặt với áp lực lớn, đòi hỏi ngân hàng trung ương các nước chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để ứng phó linh hoạt với các diễn biến, kiên định mục tiêu đề ra, thực hiện giải pháp đồng bộ, linh hoạt, đúng liều lượng, đúng thời điểm, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ ngoại hối. 

Để có thể chuẩn bị từ sớm, từ xa, Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành đã tăng cường công tác phân tích, dự báo. Tuy nhiên, với những diễn biến khó lường, phức tạp của kinh tế thế giới, thậm chí công tác dự báo cũng trở nên rất khó khăn. Điều quan trọng hơn nữa, vì chính sách tiền tệ chỉ là một trong các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ, thường được sử dụng để giải quyết các vấn đề ngắn hạn, nên rất cần phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác để xác định được mức độ, liều lượng phù hợp của từng chính sách.

Giải pháp nào ngăn chặn thực phẩm chức năng kém chất lượng tràn lan

Chiều 11/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì điều hành phiên họp.

Tham gia chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, đại biểu Quốc hội Nguyễn Tâm Hùng, Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nêu câu hỏi: Đề nghị Bộ trưởng cho biết: Trong điều kiện khó khăn về ngân sách và nhân lực, Bộ Y tế có tính toán nào về khả năng tham mưu cho Chính phủ huy động sự tham gia của các tổ chức quốc tế hoặc cộng đồng quốc tế trong việc ứng phó y tế sau thiên tai cấp độ 4 (cấp độ đặc biệt nghiêm trọng) để giảm bớt áp lực cho nguồn lực trong nước? Đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm và giải pháp xử lý vấn đề này trong thời gian tới như thế nào?

Trả lời ý kiến chất vấn của đại biểu Nguyễn Tâm Hùng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, hàng năm, trong quá trình triển khai Luật Phòng, chống tác hại thiên tai trước đây và Luật Phòng thủ dân sự hiện nay, Bộ Y tế đã phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ban, ngành tổ chức diễn tập khu vực ứng phó khẩn cấp về thiên tai do Trung tâm điều phối khu vực ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong thiên tai và các quốc gia thành viên ASEAN tham dự.

Theo sáng kiến của Ban Thư ký ASEAN, Bộ Y tế đang phối hợp xây dựng quy trình chuẩn để tiếp nhận các đội ứng phó khẩn cấp về y tế trong khu vực khi có tình huống khẩn cấp về thiên tai, thảm họa vượt khả năng đáp ứng của mỗi quốc gia. Theo đó, khi nhận được thông báo, các nước thành viên ASEAN sẽ cử các đội hỗ trợ y tế khẩn cấp đến các quốc gia bị ảnh hưởng. Bộ Y tế đang xây dựng các hướng dẫn để thiết lập đội hỗ trợ y tế khẩn cấp của Việt Nam để đáp ứng tình hình thiên tai ngày càng khó lường, phức tạp.

Cùng tham gia chất vấn bộ trưởng bộ y tế đại biểu Quốc hội Dương Tấn quân Quân, Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đặt vấn đề: Đề nghị Bộ trưởng cho biết: Bộ Y tế đã có kế hoạch gì để phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng hệ thống giám sát toàn diện từ khâu sản xuất đến phân phối nhằm bảo đảm chất lượng và ngăn chặn các vi phạm trong lĩnh vực thực phẩm chức năng và dược mỹ phẩm? Đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm và giải pháp xử lý vấn đề này trong thời gian tới như thế nào?

Trả lời ý kiến đại biểu Dương Tấn Quân, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, , vấn đề quản lý thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm trên thị trường đã được quy định trong Luật Dược. Các quy định của pháp luật tương đối đầy đủ để tăng cường quản lý vấn đề này. Tuy nhiên, thực tiễn vẫn có trường hợp lách luật để buôn bán thực phẩm chức năng giả, hoặc thổi phồng công dụng. Bộ cũng đã tăng cường kiểm soát các mặt hàng này, đồng thời rà soát các quy định pháp luật để đảm bảo tính chặt chẽ, phù hợp.

CHÂU VŨ - PHÚC LƯU

 

;
Giá sạch Công nghệ cho tương lai cửa hàng yến sào uy tíncửa hàng yến sào uy tínSữa Fidimilk tăng chiều cao cho trẻ em Yến tinh chế Milany Yến sào LifeNestPhân Phối Yến Sào DXNEST Nguyên Chất, Giá Tốt ostrovit creatine cách bổ sung canxi loại nào tốt cho bé Smart IQ - sữa giúp bé tăng cân và phát triển trí não
.