Chiến thắng Bình Giã - Mốc son lịch sử

Thứ Sáu, 15/11/2024, 13:49 [GMT+7]
In bài này
.

Đó là chủ đề chương trình giao lưu kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã do UBND tỉnh tổ chức vào sáng 15/11, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh.

Chương trình giao lưu kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã với chủ đề “Chiến thắng Bình Giã – Mốc son lịch sử”.
Một tiết mục văn nghệ trong chương trình giao lưu.

Dự chương trình có Đại tá Nguyễn Hữu Thắng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Sư đoàn 9; Đại tá Trần Lê Dũng, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân đoàn 4; Đại tá Thái Thành Đức, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 7 cùng nguyên lãnh đạo các đơn vị quân đội, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang.

Các đại biểu tham dự chương trình.
Các đại biểu tham dự chương trình.

Tham dự chương trình, về phía lãnh đạo tỉnh có bà Nguyễn Thị Yến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, các chuyên gia, nhà nghiên cứu lịch sử, cùng 30 nhân chứng lịch sử đại diện cho hàng ngàn quân - dân tham gia Chiến dịch Bình Giã, đại diện các sở, ngành và hơn 300 đoàn viên thanh niên đại diện cho thế hệ trẻ.

Ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh có bài phát biểu ôn lại 60 năm Chiến thắng Bình Giã 2/12 (1964-2024).
Ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu ôn lại 60 năm Chiến thắng Bình Giã.

Trong bài phát biểu ôn lại 60 năm Chiến thắng Bình Giã, ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, cách đây 60 năm, Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền chủ trương mở chiến dịch tác chiến tập trung đầu tiên trên địa bàn Đông Nam Bộ và Bình Giã - Đức Thạnh thuộc tỉnh Bà Rịa lúc bấy giờ được chọn làm hướng chính.

Các nhân chứng lịch sử, tướng lính, Cựu Chiến binh chiến dịch Bình Giã tham dự chương trình.
Các nhân chứng lịch sử, cựu chiến binh tham dự chương trình.

Chiến thắng vang dội trong chiến dịch tạo ra thế và lực mới, bước phát triển mạnh mẽ cho chiến tranh cách mạng miền Nam, đồng thời thúc đẩy chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ phá sản nhanh hơn. Như cố Tổng Bí thư Lê Duẩn nhận định: “Từ trận ấp Bắc Mỹ thấy không thể thắng ta, đến trận Bình Giã thì Mỹ thấy thua ta”.

Cán bộ, chiến sĩ các đơn vị lực lượng vũ trang tham dự chương trình.
Cán bộ, chiến sĩ các đơn vị lực lượng vũ trang tham dự chương trình.

Chiến dịch đã huy động toàn bộ lực lượng bộ đội địa phương, dân quân du kích phối hợp chiến đấu với bộ đội chủ lực và phục vụ chiến dịch, tải lương, tải thương, vũ khí.

Tỉnh Bà Rịa cũng dồn lực cho công tác hậu cần, nhất là lương thực, thực phẩm, bảo đảm thông suốt giao thông, liên lạc, sẵn sàng các điểm ém quân an toàn, thuận lợi cho bội đội chủ lực.

Chiến thắng Bình Giã được ghi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi, hào hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Quân và dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu rất tự hào vì những đóng góp lớn lao làm nên 3 quả đấm thép cho Chiến dịch Bình Giã.

Các tiết mục nghệ thuật tái hiện sinh động một thời hoa lửa.
Các tiết mục nghệ thuật tái hiện sinh động một thời hoa lửa.

“Tri ân những hy sinh, đóng góp lớn lao, tự hào với Chiến thắng Bình Giã chúng ta càng lưu giữ phát huy những bài học kinh nghiệm về nghệ thuật tác chiến, xây dựng tinh thần quyết chiến, quyết thắng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết trong toàn quân, toàn dân, nền quốc phòng toàn dân, thế trận lòng dân, chiến tranh nhân dân”, ông Đặng Minh Thông nhấn mạnh. 

Nhà nghiên cứu lịch sử PGS.TS. Đại tá Hồ Sơn Đài, nguyên Trưởng phòng Khoa học Quân sự Quân khu 7 giao lưu tại chương trình về bối cảnh dẫn đến chủ trương mở chiến dịch của Trung ương Cục miền Nam, nét đặc sắc trong bảo đảm hậu cần, tác chiến, tiến công, kết quả và ý nghĩa lớn lao của chiến thắng chiến dịch Bình Giã.
Nhà nghiên cứu lịch sử PGS.TS. Đại tá Hồ Sơn Đài, nguyên Trưởng phòng Khoa học Quân sự Quân khu 7 giao lưu tại chương trình.

Tại chương trình, những người đồng đội của một thời hoa lửa từng sát cánh trong chiến dịch cùng các đại biểu đã được sống lại không khí lịch sử oanh liệt của 60 năm về trước; sẻ chia niềm tự hào và trao gửi đến thế hệ nối tiếp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cựu chiến binh chiến dịch Bình Giã - Đại tá Nguyễn Văn Xích giao lưu, chia sẻ, trả lời câu hỏi của thế hệ trẻ xoay quanh những ký ức khó quên cùng đồng chí, đồng đội trong chiến dịch Bình Giã.
Cựu chiến binh - Đại tá Nguyễn Văn Xích giao lưu, chia sẻ, trả lời câu hỏi của thế hệ trẻ xoay quanh những ký ức khó quên cùng đồng đội trong Chiến dịch Bình Giã.

Chiến dịch Bình Giã đã lùi xa 60 năm, đất nước Việt Nam cũng đã hòa bình thống nhất gần nửa thế kỷ. Thế nhưng, dấu son lịch sử này vẫn mãi nguyên giá trị vì những hy sinh, đóng góp lớn lao, về tinh thần quyết chiến quyết thắng, về những bài học tiếp tục soi rọi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc ở hiện tại và cả mai sau.

Nghi thức tri ân và tiếp lửa truyền thống thế hệ đã làm nên chiến thắng Bình Giã.
Nghi thức tri ân và tiếp lửa truyền thống thế hệ đã làm nên Chiến thắng Bình Giã.

Xuyên suốt chương trình đã diễn ra các hoạt động giao lưu với nhân chứng lịch sử, kết hợp trình chiếu các bộ phim tư liệu và các tiết mục sân khấu hóa, nghệ thuật đặc sắc tái hiện sinh động, hào hùng Chiến thắng Bình Giã - Mốc son lịch sử của quân và dân ta cách đây 60 năm về trước.

Thế hệ trẻ tự hào về chiến thắng Bình Giã oanh liệt, sẵn sàng kế thừa sự nghiệp ông cha trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thế hệ trẻ tự hào về Chiến thắng Bình Giã oanh liệt, sẵn sàng kế thừa sự nghiệp ông cha trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bà Nguyễn Thị Yến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh ân cần thăm hỏi các Cựu Chiến binh tham gia chiến dịch Bình Giã.
Bà Nguyễn Thị Yến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh ân cần thăm hỏi các cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Bình Giã.

Chương trình kết thúc gây ấn tượng với nghi thức tri ân và tiếp lửa truyền thống thế hệ đã làm nên Chiến thắng Bình Giã; thể hiện quyết tâm của thế hệ hôm nay, sẵn sàng lên rừng xuống biển, quyết tâm kế thừa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của ông cha.

Tin, ảnh: BẢO KHÁNH-BẠCH LONG

 

;
Lắp đặt lưới an toàn ban công giá xưởng
.