Khơi dậy tinh thần rèn luyện văn hóa chính trị cho cán bộ, quản lý

Chủ Nhật, 22/09/2024, 18:40 [GMT+7]
In bài này
.

Hội thảo khoa học “Xây dựng và thực hiện chuẩn mực văn hóa lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở vùng Đông Nam Bộ” diễn ra chiều 21/9 tại Bà Rịa-Vũng Tàu, đã đánh giá tầm quan trọng của văn hóa chính trị và đề xuất nhiều giải pháp thiết thực.

Hội thảo diễn ra dưới sự chủ trì của bà Nguyễn Thị Yến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu; GS,TS. Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; PGS,TS Nguyễn Quốc Dũng- Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II; PGS,TS. Đinh Ngọc Giang - Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Hội thảo diễn ra dưới sự chủ trì của bà Nguyễn Thị Yến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu; GS,TS. Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; PGS,TS Nguyễn Quốc Dũng- Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II; PGS,TS. Đinh Ngọc Giang - Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Hội thảo do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức.

Văn hóa lãnh đạo, quản lý ý nghĩa rất quan trọng

GS,TS. Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, văn hóa lãnh đạo, quản lý có ý nghĩa rất quan trọng đối với tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể và sự phát triển chung của xã hội trên nhiều phương diện.

Xây dựng văn hóa lãnh đạo, quản lý sẽ góp phần gia tăng hàm lượng dân chủ, sáng tạo, đổi mới, tri thức, hiệu quả và nhân văn trong trong các hoạt động các cấp, các ngành, các địa phương và các lĩnh vực của đời sống xã hội, thúc đẩy sự phát triển, hoàn thiện con người và xã hội.

Ông Nguyễn Văn Xinh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu phát biểu tại diễn đàn bàn tròn của hội thảo.
Ông Nguyễn Văn Xinh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu phát biểu tại diễn đàn bàn tròn của hội thảo.

Theo GS,TS. Lê Văn Lợi, trong những năm qua, cùng với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các cấp ủy, chính quyền trong vùng Đông Nam Bộ đã nhận thức rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng và thực hiện chuẩn mực văn hóa lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị. Vì vậy, đã chủ động đề ra nhiều chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các mặt công tác.

Văn hóa chính trị, văn hóa công sở, văn hóa công vụ từng bước phát triển, góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của tổ chức bộ máy, thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao, qua đó, củng cố niềm tin xã hội, tăng cường tinh thần dân chủ, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc…

Nâng cao nhận thức, trang bị tri thức văn hóa chính trị

Hội thảo gồm phiên tham luận, thảo luận và diễn đàn bàn tròn với sự tham gia của các cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhà khoa học đến từ các tỉnh/thành vùng Đông Nam Bộ và một số trường đại học, viện nghiên cứu trong khu vực. Qua đó đánh giá thực trạng xây dựng và thực hiện chuẩn mực văn hóa lãnh đạo, quản lý ở một số địa phương vùng Đông Nam Bộ như Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh.

Đồng thời, hội thảo cũng phân tích và đánh giá vấn đề xây dựng chuẩn mực văn hóa lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay; đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức cách mạng, nhằm nâng cao văn hóa chính trị trong cán bộ lãnh đạo, quản lý…

BÀ NGUYỄN THỊ YẾN, PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC TỈNH ỦY
Bà Rịa-Vũng Tàu luôn chú trọng xây dựng
chuẩn mực văn hóa chính trị
Xác định tầm quan trọng của việc thực hiện chuẩn mực văn hóa lãnh đạo, quản lý, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu luôn chú trọng xây dựng chuẩn mực văn hóa chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai thực hiện Quy định số 144, ngày 09/5/2024 của Bộ Chính trị về “Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới”, nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên; nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương; phát huy vai trò, trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong việc chấp hành nghiêm Quy định số 144; coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên gắn với nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương và của từng cán bộ, đảng viên...
Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa các quy định của Trung ương về văn hóa ứng xử, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đảm bảo tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, liêm chính, minh bạch, hiệu quả trong hoạt động thực thi công vụ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính hướng tới mục tiêu nâng cao văn hóa công vụ.

Theo ông Nguyễn Văn Xinh, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu, đạo đức cách mạng, văn hóa chính trị của cán bộ lãnh đạo, quản lý được biểu hiện qua việc thực hiện nhiệm vụ. Cán bộ phải nhận thức đúng đắn về chủ trương, đường lối, các nghị quyết, chính sách để triển khai thực hiện “đúng vai, thuộc bài” và phù hợp với thực tiễn.

Nâng cao văn hóa chính trị, phải gắn liền với đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, gắn với quá trình tu dưỡng, rèn luyện, xây dựng lối sống giản dị, vì Nhân dân phục vụ. Đồng thời, phải không ngừng xây dựng môi trường làm việc công khai, minh bạch, công bằng, dân chủ. Qua đó, cán bộ có điều kiện rèn luyện và trưởng thành và cống hiến…

Theo bà Nguyễn Thị Hồng Trang, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai, văn hóa chính trị đòi hỏi con người khi tham gia vào đời sống chính trị, hoạt động chính trị phải có những tri thức và sự hiểu biết toàn diện, đúng đắn và sâu sắc về nó. Văn hóa chính trị của cán bộ lãnh đạo, quản lý có vai trò định hướng cho mọi hoạt động trên tất cả các lĩnh vực.

Trong giai đoạn hiện nay, trang bị tri thức văn hóa chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cân tập trung nâng cao hiếu biết về lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; tri thức về văn hóa chính trị, tri thức về lãnh đạo, quản lý... Đồng thời, còn phải thường xuyên cập nhật kiến thức mới, là những nguyên lý, quy luật đã có sự phát triển mới trong điều kiện hiện nay.

Phát biểu tổng kết hội thảo, PGS,TS. Nguyễn Quốc Dũng, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II cho biết, Ban Tổ chức sẽ tiếp tục biên tập và chắt lọc nội dung và kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền nhằm góp phần xây dựng và thực hiện chuẩn mực văn hóa lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị.

Bài, ảnh: PHÚC LƯU

;
.