Phát huy quyền làm chủ của nhân dân

Thứ Năm, 28/12/2023, 10:41 [GMT+7]
In bài này
.

Năm 2023, cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể cấp xã đã phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở.

DÂN BIẾT, DÂN BÀN, DÂN LÀM, DÂN KIỂM TRA

Trình bày dự thảo Báo cáo Kết quả thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 tại hội nghị tổng kết thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và công tác dân vận của chính quyền vào sáng 28/12, ông Nguyễn Thái Bình, Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy cho biết, việc thực hiện QCDC ở xã, phường, thị trấn tiếp tục được cấp ủy, chính quyền quan tâm triển khai và đi vào nề nếp.

ông Nguyễn Thái Bình, Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy
Ông Nguyễn Thái Bình, Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy trình bày dự thảo báo cáo kết quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2023.

82/82 BCĐ.QCDC cấp xã đã xây dựng kế hoạch triển khai, kiểm tra việc thực hiện QCDC ở cơ sở; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và tổ chức triển khai thực hiện các quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở, đặc biệt là Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở... Trong năm 2023 chính quyền cấp xã đã tổ chức được 177 buổi tuyên truyền, quán triệt Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành cho 14.599 lượt người tham gia; góp phần nâng cao nhận thức của các tầng lớp Nhân dân về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Ban Dân vận Thành ủy Vũng Tàu tuyên truyền, vận động nhân dân bàn giao mặt bằng thực hiện các dự án trọng điểm. Trong ảnh: Chính quyền và người dân TP.Vũng Tàu xem sơ đồ dự án đường Thống Nhất nối dài.

Mô hình dân vận khéo “Vận động nhân dân bàn giao mặt bằng thực hiện các dự án trọng điểm của TP.Vũng Tàu” do Ban Dân vận Thành ủy Vũng Tàu thực hiện đã góp phần giải quyết thấu đáo những tâm tư, nguyện vọng của người dân có đất bị thu hồi. Trong ảnh: Chính quyền và người dân TP.Vũng Tàu xem sơ đồ dự án đường Thống Nhất nối dài.

Theo ông Nguyễn Thái Bình, các nội dung “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” được cụ thể hóa và thực hiện khá đầy đủ, đồng bộ, phù hợp với tình hình của địa phương, cơ sở; các nội dung công khai để nhân dân biết, nhân dân bàn và quyết định, nhân dân tham gia ý kiến, nhân dân kiểm tra, giám sát được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú. Đó là niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn; thông qua hệ thống loa truyền thanh; thông qua trưởng khu phố, thôn, ấp, tổ dân cư để thông báo đến nhân dân; thông qua các cuộc họp khu phố, thôn, ấp, tổ dân cư và các buổi tiếp xúc cử tri; thông qua chức năng giám sát, kiểm tra của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng; thông qua hội nghị trao đổi, tiếp xúc, đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân.

Đoàn công tác của UBMTTQ Việt Nam tỉnh làm việc tại huyện Xuyên Mộc về việc giám sát giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo trên địa bàn. Ảnh: DIỄM QUỲNH.
Đoàn công tác của UBMTTQ Việt Nam tỉnh làm việc tại huyện Xuyên Mộc về việc giám sát giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo trên địa bàn. Ảnh: DIỄM QUỲNH.

Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng tiếp tục phát huy vai trò, chức năng theo quy định. Trong năm, Ban Thanh tra nhân dân đã giám sát 281 vụ việc. Qua đó, đã kiến nghị các cấp, ngành xem xét, giải quyết 140 vụ việc (kiến nghị đúng 133 vụ việc, 7 vụ việc kiến nghị đúng một phần).

Ban Giám sát đầu tư cộng đồng đã giám sát 313 vụ việc liên quan đến công trình, dự án trên địa bàn. Qua đó, kiến nghị các cấp, ngành xem xét, giải quyết 151 vụ việc (kiến nghị đúng 144 vụ việc, 7 vụ việc kiến nghị đúng một phần), nội dung chủ yếu là kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật đối với các công trình, dự án đầu tư trên địa bàn, nhất là các công trình, dự án có nguồn vốn và đóng góp của nhân dân; việc chấp hành các chỉ giới, tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo vệ môi trường; việc thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo, bảo trợ xã hội...

CẮT GIẢM THỜI GIAN GIẢI QUYẾT HỒ SƠ

Ông Nguyễn Thái Bình cho biết thêm, các địa phương tiếp tục duy trì tốt hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả ở cấp xã gắn với tăng cường công tác cải cách hành chính, hiện đại hóa, đơn giản các quy trình, thủ tục, cắt giảm thời gian giải quyết hồ sơ. Nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần, thái độ phục vụ công dân của đội ngũ cán bộ, công chức. 100% các xã, phường, thị trấn đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính và thành lập các Tổ công nghệ số cộng đồng, bố trí cán bộ, công chức tại nơi tiếp nhận hồ sơ để hỗ trợ người dân thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến.

Người dân thực hiện thủ tục hành chính về đất đai tại Bộ phận Một cửa TP.Vũng Tàu. Ảnh: QUANG LÊ.
Người dân thực hiện thủ tục hành chính về đất đai tại Bộ phận Một cửa TP.Vũng Tàu. Ảnh: QUANG LÊ.

Tính đến ngày 15/10/2023, tổng số hồ sơ phải giải quyết tại cấp xã là 248.133. Trong đó, giải quyết trước hẹn, đúng hẹn 241.296/246.843 hồ sơ đến hạn (đạt 97.75%), trễ hạn là 5.547 hồ sơ, tương ứng 2,25%; số hồ sơ còn lại đang trong thời hạn xem xét, giải quyết; tất cả các hồ sơ trễ hẹn đều có thư xin lỗi theo đúng quy định; hồ sơ, tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến đạt 98,79% (258.638/261.807 hồ sơ).

LẮNG NGHE DÂN NÓI

Công tác tiếp công dân, tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với Nhân dân gắn với giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được cấp ủy, chính quyền 82/82 xã, phường, thị trấn thực hiện theo đúng quy định; bố trí địa điểm trang trọng, niêm yết công khai nội quy và lịch tiếp công dân định kỳ hàng tuần của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền; phân công cán bộ có trình độ, năng lực, tác phong dân vận trực tiếp phụ trách công tác tiếp dân.

Chương trình “Ăn sáng cùng ngư dân” Chương trình “Ăn sáng cùng ngư dân” được TP. Vũng Tàu tổ chức mỗi quý một lần nhằm kịp thời quan tâm chăm lo đời sống và chất, tinh thần cho ngư dân trên địa bàn yên tâm vươn khơi, bám biển.
Mô hình “Ăn sáng cùng ngư dân” được nhiều địa phương trong tỉnh tổ chức mỗi quý một lần nhằm kịp thời quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển.

Việc tổ chức đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã với nhân dân được quan tâm. Nhiều địa phương triển khai mô hình sáng tạo như: “Ngày thứ Bảy lắng nghe dân nói”, “Ngày thứ Năm không chờ”, “Cà phê sáng với ngư dân”. Tính đến tháng 11/2023, cấp xã đã tiếp 688 lượt công dân; các ý kiến, kiến nghị của tổ chức, công dân được xem xét giải quyết kịp thời, theo đúng quy định pháp luật, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương, cơ sở.

LƯU THẮNG

Công tác nâng cao chất lượng hòa giải ở cơ sở cũng được quan tâm triển khai thực hiện. Đến nay, cả tỉnh có 503 tổ hòa giải với 3.232 hòa giải viên. Trong năm đã hòa giải thành 377/425 vụ (đạt 88,71%).

Bên cạnh đó, toàn tỉnh có 341 báo cáo viên và 1.121 tuyên truyền viên pháp luật cấp xã. Qua đó, tham gia góp phần hạn chế các tranh chấp, xung đột trong cộng đồng dân cư, giữ gìn trật tự xã hội tại địa phương.

 

;
.