Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) dự kiến được đưa ra trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) và thông qua tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024). Do vậy, Ban Công tác đại biểu Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã dành 2 ngày 7 và 8/9 để bồi dưỡng kỹ năng phân tích chính sách đối với các chế định liên quan đến quyền của người tham gia BHXH đến 126 ĐBQH, HĐND của 38 tỉnh, thành phố.
TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn, Giảng viên Trường Chính sách công ĐH Fulbright báo cáo chuyên đề kỹ năng phân tích chính sách đối với quyền của người tham gia BHXH tự nguyện đến các ĐBQH. |
Tiếp cận sớm dự án Luật BHXH (sửa đổi)
Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) được kết cấu gồm 9 chương và 135 Điều trên cơ sở kế thừa kết cấu của Luật BHXH năm 2014, trong đó có bổ sung 3 nội dung mới Trợ cấp hưu trí xã hội; quản lý thu, đóng BHXH và đầu tư quỹ BHXH bỏ mục chế độ tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp (đã được quy định tại Luật ATVSLĐ); tách riêng điều quy định về đối tượng tham gia BHXH, không quy định chung trong điều về đối tượng áp dụng; gộp các điều liên quan đến quyền, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong một chương; không quy định chương riêng về trình tự, thủ tục BHXH mà quy định cụ thể vào từng chế độ.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, trong chương trình, các đại biểu đã được chuyên gia có nhiều kiến thức, kinh nghiệm trao đổi, chia sẻ các chuyên đề quan trọng trong chính sách an sinh xã hội nói chung, chính sách BHXH nói riêng trong dự thảo luật BHXH: Tổng quan về quyền của người tham gia BHXH; kỹ năng phân tích chính sách đối với quyền của người tham gia BHXH bắt buộc, chính sách đối với quyền của người tham gia BHXH tự nguyện; chính sách đối với các quy định liên quan đến trợ cấp hưu trí xã hội và bảo hiểm hưu trí bổ sung.
"Bên cạnh đó, các báo cáo viên có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động lập pháp đã hướng dẫn tổ chức các bài tập thực hành, thực hiện chia sẻ kinh nghiệm phân tích chính sách, lập pháp. Qua các chuyên đề và bài tập thực hành đã giúp các đại biểu có thêm nhiều thông tin bổ ích, các góc nhìn khác nhau đối với các chế định liên quan đến dự thảo BHXH sửa đổi sẽ được đưa ra thảo luận tại Kỳ hợp thứ 6 tới", Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Tuấn Anh nhấn mạnh.
Hội nghị là cơ hội để Đoàn ĐBQH tỉnh có điều kiện nắm vững hơn nữa các quy định của pháp luật về chính sách liên quan đến quyền lợi của người tham gia BHXH; học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong công tác phân tích chính sách liên quan đến lĩnh vực BHXH; thời cơ để các ĐBQH tiếp tục nghiên cứu, tham gia đóng góp ý kiến cho dự án Luật BHXH (sửa đổi) cho Kỳ họp thứ 6 tới. Bà Nguyễn Thị Yến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, |
Kênh thông tin chuyên đề đa chiều, hữu ích
Đại biểu Phạm Văn Hòa, ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho biết, qua 2 ngày tham gia hội nghị đã trang bị cho từng đại biểu các kiến thức về dự án Luật BHXH (sửa đổi). Lồng ghép giữa các chuyên đề, Ban tổ chức đã chia tổ, nhóm để thảo luận những nội dung báo cáo viên trình bày để phân tích, “mổ xẻ” vấn đề vào thực tiễn đời sống.
Đây cũng là điểm mới trong hoạt động bồi dưỡng đại biểu dân cử; giúp ĐBQH nắm, hiểu rõ những nội dung của dự thảo Luật để phát biểu chính kiến trên Nghị trường Quốc hội. Từ đó sẽ tỏ rõ quan điểm của mình để Ban Soạn thảo Dự án Luật tiếp thu bổ sung dự thảo Luật có trọng tâm, trọng điểm. Từ đó, khi Quốc hội biểu quyết thông qua thì các Luật này đều sát với thực tế nhất và Luật có hiệu lực lâu dài.
Ngày 3/4/2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 761/NQ-UBTVQH15 quy định một số nội dung về bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng hoạt động cho ĐBQH. Mục đích của Nghị quyết nhằm xây dựng khuôn khổ pháp lý chặt chẽ, khả thi về hoạt động bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho ĐBQH; trang bị, bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của ĐBQH, nâng cao chất lượng, năng lực hoạt động ĐBQH. |
Bà Huỳnh Thị Phúc, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đánh giá hoạt động này rất thiết thực và hiệu quả. Các đại biểu đã được tiếp cận sớm dự án Luật BHXH để nghiên cứu đồng thời nghe chuyên gia phân tích, đánh giá các chính sách cụ thể trong dự thảo Luật. Bên cạnh đó, các đại biểu HĐND dù không tham gia trực tiếp nghị trường nhưng cũng tham gia góp ý kiến dự thảo Luật tại địa phương. Đây là kênh thông tin chuyên đề đa chiều hơn trong các dự luật được trình Quốc hội trong thời gian tới đang thu hút sự quan tâm của cử tri, đặc biệt là công nhân lao động và các DN.
“Lớp bồi dưỡng được tổ chức với việc trao đổi thông tin theo phương pháp tích cực khi vừa tiếp thu kiến thức và thảo luận nhóm. Tuy nhiên, hoạt động này cần có thêm trải nghiệm thực tế ở cơ sở như giao lưu với cử tri ở các địa phương diễn ra tập huấn để gắn liền với thực tế hơn”, đại biểu Huỳnh Thị Phúc nói thêm.
Bài, ảnh: AN NHIÊN