.
TRUNG TƯỚNG, ANH HÙNG LLVTND, CỰU TÙ CHÍNH TRỊ CÔN ĐẢO - CHÂU VĂN MẪN:

Côn Đảo - ngày hội ngộ

Cập nhật: 17:54, 18/07/2023 (GMT+7)

Côn Đảo những ngày này tràn ngập không khí vui tươi, ấm cúng chào đón các cựu tù chính trị trở lại vùng đất năm xưa, nơi đã từng giam cầm bao thế hệ người Việt Nam yêu nước. Trong đó, có Trung tướng, Anh hùng LLVTND Châu Văn Mẫn.

XEM VIDEO:

Những năm tháng hào hùng

Lặng lẽ đứng trước cửa phòng giam số 9, trại 1-6B, những ký ức về cuộc đấu tranh bảo vệ khí tiết Cộng sản của Trung tướng Châu Văn Mẫn và những người đồng chí, đồng đội tại trại giam này đã ùa về làm lòng ông dâng lên nỗi xúc động. Ông kể: “Trong điều kiện bị giam cầm khắc nghiệt, phòng giam nhỏ này là nơi kẻ địch nhồi nhét đến hơn 80 anh em tù chính trị. Những thủ đoạn tàn ác đó càng bùng lên ý chí bất khuất, kiên trung, một lòng theo Đảng, theo cách mạng của chúng tôi…”.

Trung tướng, Anh hùng LLVTND Châu Văn Mẫn kể chuyện cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên, đoàn viên, thanh niên của Báo Bà Rịa – Vũng Tàu, Đài PTTH tỉnh nghe những câu chuyện lịch sử về quá trình đấu tranh anh dũng quật cường của chiến sĩ cách mạng, đồng bào yêu nước giữa lòng “địa ngục” trần gian Côn Đảo những năm kháng chiến.
Trung tướng, Anh hùng LLVTND Châu Văn Mẫn kể chuyện cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên, đoàn viên, thanh niên của Báo Bà Rịa - Vũng Tàu, Đài PTTH tỉnh nghe những câu chuyện lịch sử về quá trình đấu tranh anh dũng quật cường của chiến sĩ cách mạng, đồng bào yêu nước giữa lòng “địa ngục” trần gian Côn Đảo những năm kháng chiến.
Trung tướng, Anh hùng LLVTND Châu Văn Mẫn nhìn qua song sắt nhà tù, tưởng nhớ về các đồng chí, đồng đội của mình đã mãi nằm xuống nơi đảo ngọc linh thiêng.
Trung tướng, Anh hùng LLVTND Châu Văn Mẫn nhìn qua song sắt nhà tù, tưởng nhớ về các đồng chí, đồng đội của mình đã mãi nằm xuống nơi đảo ngọc linh thiêng.

Năm 1970, khi mới tròn 20 tuổi, trong một lần gặp gỡ cơ sở bí mật tại vùng địch kiểm soát ở chiến trường Tây Nguyên, ông Châu Văn Mẫn bị địch bắt và giam giữ tại nhà tù Buôn Mê Thuột. Sau đó địch đã chuyển ông từ Buôn Mê Thuột đến trung tâm cải huấn Côn Sơn (Côn Đảo).

Từ năm 1970 - 1974, ông bị địch giam giữ tại Phòng giam số 9 của Trại 6B. Tại đây, ông cùng đồng đội đã biến nơi được coi là "địa ngục trần gian" thành nơi hoạt động cách mạng hiệu quả và vững chắc. “Ở trong nhà tù, anh em chiến sĩ chống đối địch, chống chào cờ, chống lao động khổ sai, không chấp hành nội quy nên chúng bắt giam biệt lập. Trong điều kiện bị giam cầm khắc nghiệt, có những lúc chúng nhồi nhét đến hơn 80 anh em chiến sĩ ta trong một phòng giam”, Trung tướng Châu Văn Mẫn nhớ lại.

Nghe những câu chuyện từ chính người trong cuộc là Trung tướng Châu Văn Mẫn kể, chúng tôi - đội ngũ cán bộ lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên, đoàn viên, thanh niên của Báo Bà Rịa – Vũng Tàu, Đài PTTH tỉnh như được chứng kiến quá trình đấu tranh anh dũng quật cường của chiến sĩ cách mạng, đồng bào yêu nước giữa lòng “địa ngục trần gian" Côn Đảo những năm kháng chiến.

Trong điều kiện bị giam cầm khắc nghiệt, phòng giam nhỏ này là nơi kẻ địch nhồi nhét đến hơn 80 anh em tù chính trị.
Trong điều kiện bị giam cầm khắc nghiệt, phòng giam nhỏ này là nơi kẻ địch nhồi nhét đến hơn 80 anh em tù chính trị.

Dẫn chúng tôi đến trước bia Tưởng niệm trại 1-6B (từ 17/11/1974 gọi là trại Phú An khu B), Trung tướng Châu Văn Mẫn kể: “Nơi đây từ 15/12/1971, địch đã giam cầm gần 900 chiến sĩ cách mạng. Đây là lực lượng nối tiếp truyền thống đấu tranh của tù chính trị câu lưu chống ly khai giai đoạn 1957-1963”.

Trung tướng Châu Văn Mẫn và chúng tôi thành kính dâng hương và tưởng niệm, tri ân các Anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ cách mạng, đồng bào yêu nước đã hy sinh.

Trung tướng Châu Văn Mẫn Anh hùng LLVTND cùng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên, đoàn viên, thanh niên của Báo Bà Rịa – Vũng Tàu, Đài PTTH tỉnh dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ, chiến sỹ cách mạng và đồng bào yêu nước tại Bia Tưởng niệm trại 1-6B.
Trung tướng Châu Văn Mẫn Anh hùng LLVTND cùng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên, đoàn viên, thanh niên của Báo Bà Rịa - Vũng Tàu, Đài PTTH tỉnh dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ, chiến sỹ cách mạng và đồng bào yêu nước tại Bia Tưởng niệm trại 1-6B.
Ký ức về những năm tháng tù đày gian khổ, những cuộc đấu tranh anh dũng quật cường, những gương mặt đồng chí, đồng đội thân thương… chưa một lần phai mờ trong tâm trí Trung tướng, Anh hùng LLVTND Châu Văn Mẫn.
Ký ức về những năm tháng tù đày gian khổ, những cuộc đấu tranh anh dũng quật cường, những gương mặt đồng chí, đồng đội thân thương… chưa một lần phai mờ trong tâm trí Trung tướng, Anh hùng LLVTND Châu Văn Mẫn.

Trung tướng Mẫn cũng không quên chi tiết, lúc đó trại giam 1 - 6B cất giấu được một chiếc radio mà kẻ địch soát xét nhiều lần vẫn không phát hiện được. Và nhờ chiếc radio này, những người tù Côn Đảo biết được tin tức về Hiệp định Paris, tin tức chiến trường, thời sự trong nước, nghị định thư trao trả tù binh.

Trung tướng Châu Văn Mẫn sinh năm 1950, quê ở Thăng Bình, Quảng Nam. Ông bị địch bắt và đày ra Côn Đảo vào tháng 4-1970. Sau ngày 30-4-1975, ông ở lại Côn Đảo và làm công an. Năm 1982, ông về Vũng Tàu và tiếp tục công tác trong ngành công an. Năm 1996, ông giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Năm 2000, ông giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng - Bộ Công an. Năm 2010, ông nghỉ hưu với quân hàm trung tướng. Năm 2011, ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân..

“Lúc ấy, anh Bùi Văn Toản được giao nhiệm vụ chuyên nghe đài rồi chép ra giấy. Bản chép này được đưa sang cho đảng ủy. Các bác, các anh ở đảng ủy đọc và lọc thông tin rồi đưa qua cho tôi chép thành 10 - 11 bản tin. Những bản tin này được chuyển đến các buồng giam bằng đường lỗ ở chân tường mà chúng tôi đã bí mật đục từ trước”, Trung tướng Mẫn nhớ lại.

Và rồi, niềm vui vỡ òa khi anh em chiến sĩ nghe tin chiến thắng 30/4 qua sóng radio. Được tự do rồi mà ông cứ thảng thốt như trong mơ. Một giấc mơ quá lớn. 40 năm đã qua, bản tin chiến thắng đầu tiên trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam vẫn sống mãi trong ký ức của ông, ghi dấu thời khắc quan trọng của lịch sử - thời khắc đất nước hoàn toàn giải phóng, non sông thu về một mối.

Vui mừng trước sự phát triển của Côn Đảo

Sau ngày đất nước giải phóng, mỗi năm đến dịp kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, Trung tướng Châu Văn Mẫn dành thời gian thăm lại Hệ thống nhà tù Côn Đảo trong điều kiện có thể. Năm nay, càng đặc biệt và ý nghĩa hơn, ông được lãnh đạo Đảng, Nhà nước trân trọng mời ông về Côn Đảo dự gặp mặt các cựu tù chính trị Côn Đảo ở khắp mọi miền đất nước.

Trung tướng Châu Văn Mẫn Anh hùng LLVTND bên cạnh mộ phần Anh hùng LLVTND Lưu Chí Hiếu tại Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo.
Trung tướng Châu Văn Mẫn Anh hùng LLVTND bên cạnh mộ phần Anh hùng LLVTND Lưu Chí Hiếu tại Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo.

Được gặp gỡ đồng chí, đồng đội tại Côn Đảo linh thiêng, Trung tướng Châu Văn Mẫn không dấu được niềm xúc động. Ông tâm sự: “Tôi luôn có một cảm xúc đặc biệt với Côn Đảo, nơi mà cả thời tuổi trẻ của tôi cùng các đồng chí, đồng đội đã gửi lại nơi đây. Năm tháng qua đi, có những người do ảnh hưởng của những năm tháng tù đày, đòn tàn ác của kẻ thù đã ra đi vĩnh viễn. Lần trở về Côn Đảo này tôi mong gặp lại các đồng chí, đồng đội sát cánh đấu tranh trong nhà tù Côn Đảo năm xưa”.

Côn Đảo ngày nay.
Côn Đảo ngày nay.

Và những ngày ở Côn Đảo, Trung tướng Châu Văn Mẫn càng vui và tự hào khi chứng kiến sự phát triển của Côn Đảo. Trên từng phiến đá, cành cây - ngọn cỏ năm xưa từng nhuộm máu xương của các chiến sĩ cách mạng trung kiên nay đã hóa cuộc sống tươi mới.

“Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Côn Đảo ngày nay đã phát triển rất nhiều. Hạ tầng huyện đảo phát triển với những tuyến đường khang trang, những ngôi trường to đẹp, đời sống người dân ngày một được khấm khá”, Trung tướng Châu Văn Mẫn nói.

Bài, ảnh: BẢO KHÁNH

 

.
.
.