Mỗi năm mất 480 triệu USD nếu không gỡ được thẻ vàng IUU

Thứ Sáu, 13/08/2021, 00:00 [GMT+7]
In bài này
.

Đó là nội dung báo cáo “Đánh giá tác động kinh tế từ phân tích thương mại của việc không tuân thủ quy định chống khai thác IUU: Trường hợp Việt Nam” do Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) và Bộ NN-PTNT vừa công bố.

Tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản giảm sút do tác động của thẻ vàng IUU. Trong ảnh: Ngư dân xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền chuẩn bị ra khơi.
Tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản giảm sút do tác động của thẻ vàng IUU. Trong ảnh: Ngư dân xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền chuẩn bị ra khơi.

Thủy sản là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam về giá trị, chiếm khoảng 4% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Kim ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong những năm gần đây dao động từ 8,5 đến gần 9 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, nếu không gỡ được thẻ vàng IUU của Ủy ban châu Âu (EC), đồng thời nếu bị EC cảnh báo thẻ đỏ, ước tính ngành thủy sản Việt Nam sẽ tổn thất khoảng 480 triệu USD mỗi năm. Mặt khác, thủy sản Việt Nam còn đứng trước nguy cơ mất thị trường EU trong trường hợp bị EC phạt thẻ đỏ, nếu không có các giải pháp và hành động quyết liệt để tuân thủ các quy định chống khai thác bất hợp pháp.

Nếu Việt Nam sớm gỡ được thẻ vàng IUU, tận dụng được các ưu đãi thuế quan và thay đổi thể chế từ EVFTA thì cơ hội phục hồi và hướng tới mục tiêu tăng xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU tới 1,2-1,4 tỷ USD trong những năm tới là hoàn toàn khả thi. Để đạt được điều này, đòi hỏi cần có những giải pháp hợp lý, hiệu quả để sớm khắc phục thẻ vàng, đưa ngành thủy sản hướng tới mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng năm từ 7-9% và đạt 16-18 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu vào năm 2030, cũng như hỗ trợ nghề cá bền vững.

 

KIM HỒNG

 

;
.